TTCK VIỆT NAM
Vượt 970 điểm, VN-Index hướng tới kiểm tra ngưỡng cản 1,000-1025 điểm.
Khối ngoại mua ròng hỗ trợ tâm lý thị trường và đẩy VN-Index vượt 970 điểm. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng tiếp tục trụ tiếp sức thị trường vượt cản, dòng tiền vận động mạnh liên tục đẩy dần mặt bằng giá và tăng thanh khoản. Đà tăng rộng với 17/19 ngành tăng giá và 242 cổ phiếu tăng so với 120 cổ phiếu giảm. VN-Index dự tăng điểm tuần tới về vùng 1,000 – 1,025 điểm, tương đương bước sóng 3 Eliot bằng bước sóng 1 chu kỳ hồi phục tháng 3/2020. NĐT cẩn trọng diễn biến tại ngưỡng cản trên trường hợp chỉ số đột ngột suy yếu với thanh khoản tăng đột biến.
Quốc hội bế mạc ngày 17/11 với 7 luật và 13 Nghị quyết được thông qua. Các nội dung chú ý gồm Quốc hội giao mục tiêu tăng trưởng 6% năm 2021 và CPI khoảng 4%; Quốc hội cơ bản tán thành các báo cáo Chính phủ kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 về phát triển kinh tễ - xã hội, cơ cấu nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; Giao Chính phủ đẩy mạnh triển khai chính sách đặc thù phát triển TP HCM, xử lý dứt điểm và gỡ vướng mắc nhà đất thuộc sở hữu nhà nước và cổ phần hóa; Tháo gỡ khó khăn cho TCT Hàng Không.
TTCK THẾ GIỚI
Chỉ số CK chủ chốt giằng co vùng đỉnh trước không tin trái chiều.
Triển vọng tích cực từ Vắc-xin và thực tế diễn biến dịch bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị trường lao động là các yếu tố khiến chỉ số Hoa Kỳ và Châu Âu giao dịch giằng co. TTCK Châu Á tăng bình quân 2% khi dòng tiền ngoại mua ròng trở lại. Chỉ số hàng hóa tăng 0.2%, nhiều hàng hóa tăng giá trong khi các kim loại quý bình quân 1.5%. USD Index giảm -0.5% sau khi tăng 0.7% tuần trước.
Sau khi Nghị viện EU đã nhất trí chi tiết ngân sách EU năm 2021-2027, các nhà lãnh đạo EU đã không thể nhất trí Kế hoạch phục hồi trị giá 1,800 tỷ USD do Ba Lan và Hungary phủ quyết. Gói hỗ trợ kinh tế Hoa Kỳ có hy vọng nối lại tuy nhiên Bộ tài chính Mỹ quyết định để một vài chương trình cho vay khẩn cấp FED hết hạn vào 31/12, qua đó giảm đáng kể khả năng hỗ trợ cho hệ thống tài chính. Những khó khăn trong việc thông qua các gói hỗ trợ còn có thể kéo dài và gây xáo trộn các thị trường trong ngắn hạn.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 11.
• Khối ngoại mua ròng trở lại trong khu vực và trong nước, hỗ trợ đà tăng và vận động luân chuyển dòng tiền.
• Ngày 23/11, Chỉ số PMI dịch vụ và sản xuất của Đức, Pháp, EU và Hoa Kỳ. 24/11, Chỉ số GDP Đức, Pháp công bố lần hai; chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 25/11, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, GDP lần hai và Dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ. 26/11, Biên bản FOMC, báo cáo chính sách tiền tệ BOE. 27/11, CPI Nhật Bản.