Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 9_Hướng tới 1,200 điểm với sự hỗ trợ của dòng vốn ngoại_Dự báo ETFs VNM và ETFs FTSE quý I năm 2021_PTKT_AAA LCG LTG MPC_210220

  • Ngày đăng

    21/02/2021

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1083

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM
VN-Index hồi phục, hướng tới 1,200 điểm với sự hỗ trợ của dòng vốn ngoại.  
Dịch Covid-19 kiểm soát tích cực trong kỳ nghỉ Lễ và khối ngoại quay lại mua ròng là động lực giúp thị trường tăng mạnh như quan điểm chúng tôi đề cập trước kỳ nghỉ Lễ. Với sự dẫn dắt từ các cổ phiếu lớn, thị trường tăng mạnh 5.25% trên diện rộng cùng 14/19 ngành tăng điểm và 311 cổ phiếu tăng so với 57 cổ phiếu giảm. Áp lực chốt lãi chủ động có dấu hiệu tăng vào cuối tuần khi VN-Index đang tiến dần ngưỡng kháng cự và tâm lý tại 1,200 điểm. Chúng tôi cho rằng thị trường tuần tới có khả năng tiếp tục giằng co trong quá trình kiểm tra đỉnh ngắn hạn. Hoạt động rung lắc còn tiếp diễn khi vận động kiểm tra đỉnh với khối lượng giao dịch trung bình và chưa có sự đồng thuận rõ nét như hiện tại.  
Trên cơ sở dữ liệu chốt tại ngày 18/2, c2 quỹ ETFs VNM và FTSE điều chỉnh danh mục ETFs quý I năm 2021 như sau:
ETF VNM nhiều khả năng không thêm bớt cổ phiếu nào như kỳ trước cho dù cổ phiếu STB thỏa mãn các tiêu chí theo tính toán của chúng tôi. Danh mục 25 cổ phiếu: 11 cổ phiếu nước ngoài, chiếm tỷ trọng 33.6% so với tỷ lệ 35.7% đầu kỳ và 15 cổ phiếu trong nước, chiếm tỷ trọng 66% so với 64.3% đầu kỳ. Nếu không có cổ phiếu bổ sung danh mục trong nước và nước ngoài, danh mục Việt Nam có khả năng giảm 1.7% so với danh mục hiện tại, tương đương với 8.2 triệu USD.
ETF FTSE thêm mới PDR và không loại cổ phiếu nào (lưu ý cổ phiếu DXG cũng đã thỏa mãn các tiêu chí, ngoài trừ tiêu chí vốn hóa ngấp nghé 1%. Cổ phiếu có thể vào mới khi giá cải thiện tại thời điểm chốt dữ liệu 26/2).
ETF FTSE công bố danh mục 5/3 và giao dịch 8-19/3; ETF VNM công bố 12/3 và giao dịch từ 15 – 19/3. Danh mục dự kiến thay đổi (Xem tại trang 14-16)
 
TTCK THẾ GIỚI
Mỹ sẽ giữ nguyên hàng rào thuế quan với hàng hóa Trung Quốc. 
Sau những phiên giao dịch khả quan, TTCK Hoa Kỳ giảm trở lại sau dữ liệu ảm đạm về thị trường lao động. Các thị trường chứng khoán chủ chốt khác cũng tăng giảm trái chiều trong biên độ hẹp, ngoại trừ thị trường Nhật Bản ghi nhận mức tăng 1.6%, qua đó mở rộng mức tăng 7% trong vòng 1 tháng qua. Sự phục hồi của giá gas tự nhiên và các hàng hóa hàng hóa như đường, lúa mì, café, cao su giúp chỉ số hàng hóa tăng 1.6% trong tuần trong khi thị trường tiền tệ khá ổn định với mức giảm nhẹ -0.2% của USD Index. 
Bộ Trưởng tài chính Janet Yellen tuyên bố Hoa Kỳ sẽ giữ nguyên hàng rào thuế quan với hàng hóa Trung Quốc từ thời Tổng thống Trump nhưng sẽ đánh giá cách thực thi sau khi xem xét kỹ. Trước đó, Châu Âu tuyên bố sẽ quyết đoán hơn trong thương mại toàn cầu. Trong khi Hoa Kỳ đang muốn điều chỉnh lại mối quan hệ với các đồng minh, duy trì cứng rắn với Trung Quốc thì Châu Âu lại muốn cứng rắn hơn với Hoa Kỳ và hợp tác hơn với Trung Quốc. Sự dịch chuyển này cho thấy vấn đề thương mại giữa các nước lớn vẫn nhiều ẩn số trong quá trình hình thành khuôn khổ thương mại mới trong vài năm tới.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Các dữ liệu kinh tế vĩ mô tháng 2 năm 2021.
•VN-Index kiểm tra lại đỉnh 1,200 điểm với thanh khoản trung bình và vận động ngành chậm.
• Ngày 22/2, Báo cáo môi trường kinh doanh của EU. 23/2, CPI EU, tỷ lệ thất nghiệp Anh và chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 24/2, GDP lần cuối Đức; Doanh thu nhà xây dựng mới và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 25/2, GDP Hoa Kỳ cập nhật lần 2, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; CPI, Doanh thu bán lẻ và chỉ số sản xuất công nghiệp Nhật. 26/2, GDP lần 2 của Pháp, PMI Hoa Kỳ và Trung Quốc.
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh