Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 11_Canh mua tại nhịp rung lắc trong vùng tích lũy_PTKT_BCC,BFC,DCM,LIX_20210608

  • Ngày đăng

    07/03/2021

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1167

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM
Rung lắc trong vùng tích lũy, VN-Index duy trì trên 1,160 điểm.  
Nỗ lực kiểm tra đỉnh 1,200 điểm chưa thành công, VN-Index có thêm phiên rung lắc mạnh trong vùng tích lũy sau đỉnh từ 1,150 – 1,200 điểm. Các cổ phiếu chủ chốt phân hóa, dòng tiền vận động vào các cổ phiếu vừa và nhỏ khiến cho chỉ số tiếp tục giằng co. Kết thúc tuần, VN-Index đi ngang với 7/19 ngành tăng điểm và 265 cổ phiếu tăng so với 115 cổ phiếu giảm. Các cổ phiếu ngành Phân bón, Hóa chất, Thép tăng khá mạnh và thu hút dòng tiền NĐT. Cũng như nhận định tuần trước, chúng tôi cho rằng thị trường đang thiếu tính đồng thuận và chưa có thông tin hỗ trợ để vượt 1,200 điểm. Biến động tích lũy chờ tin trong khoảng 1,150 – 1,200 điểm dự báo vẫn là vận động chính trong tuần tới.  
Quỹ FTSE Russell công bố danh mục điều chỉnh quý I năm 2021, theo đó FTSE Vietnam thêm mới cổ phiếu PDR, DXG và không loại cổ phiếu nào. Các cổ phiếu thêm mới trong kỳ này tương đồng với nhận định của chúng tôi trong báo cáo tuần 9 (Link). Với thay đổi này, Quỹ dự kiến mua thêm VIC (1.2 triệu cổ phiếu), PDR (2.6 triệu cổ phiếu) và DXG(4.2 triệu cổ phiếu) trong khi bán ròng HPG (2.8 triệu cổ phiếu), VHM (0.9 triệu cổ phiếu) và SSI(1.1 triệu cổ phiếu) (Xem chi tiết trang 13). Quỹ sẽ thực hiện giao dịch từ 8-19/3. Sau đây 1 tuần quỹ ETF VNM cũng sẽ công bố danh mục điều chỉnh quý I năm 2021.
 
TTCK THẾ GIỚI
Chủ tịch FED không thể xoa dịu lo ngại về lợi suất và lạm phát kỳ vọng. TTCK Hoa Kỳ xoay quanh biến động lợi suất TP Chính phủ 10 năm. 
Biến động của lợi tức Trái phiếu Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm vẫn đang là tâm điểm của thị trường ngắn hạn. Lợi tức trái phiếu sau khi lùi về 1.4% sau khi tạo đỉnh 1.6% trong phiên 25/2 đã tăng lại 1.54% ngày 4/3 cho dù Chủ tịch FED có phát biểu trấn an thị trường. TTCK Hoa Kỳ có 3 phiên giảm trước biến động này. TTCK các quốc gia chủ chốt khác và khu vực lại không ảnh hưởng từ vận động này bằng thị trường tiền tệ. USD Index tăng 1%, mức tăng ghi nhận so với hầu hết các đồng tiền khác. Sau tuần tăng khá, chỉ số hàng hóa giảm nhẹ -0.3% khi hầu hết các mặt hàng đều giảm, dẫn đầu là mức giảm -8.9%, -7.8%, -7.2% của Đường, Café, Cao su. Giá dầu thô là một trong số ít cổ phiếu tăng giá nhờ OPEC+ tiếp tục giữ nguyên hạn chế sản lượng.
Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ 2 toàn cầu, đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 6%. Mức tăng trưởng này thấp hơn đáng kể so với mức dự báo tăng 7.9% của IMF và mức trung vị 8.4% của hơn 20 tổ chức tài chính dự báo vào tháng 2/2021. Lạm phát khoảng 3% và thâm hụt ngân sách khoảng 3.2% giảm so với mục tiêu 3.5% và 3.6% năm 2020. Đây được cho là kế hoạch thận trọng, và cho thấy Chính phủ Trung Quốc chuyển hướng tăng trưởng chú trọng về chất và bền vững. Trước đó vào cuối tháng 1/2021, NHTW Trung Quốc đã rút bớt thanh khoản thị trường khiến lãi suất qua đêm tăng lên giới hạn hành lang lãi suất 3.05% lần đầu tư năm 2014. Động thái này nhằm kiểm soát bong bóng tài chính đồng thời là tín hiệu cho sự kết thúc của giai đoạn gia tăng thanh khoản trên thị trường nội địa.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng trong quá trình VN-Index hình thành vùng tích lũy sau đỉnh.
• ETF FTSE giao dịch từ 8-19/3, ETF VNM công bố danh mục điều chỉnh vào 12/3.
• Ngày 8/3, GDP lần cuối, cung tiền M2 Nhật Bản; Cán cân thương mại Trung Quốc. 9/3, GDP lần cuối, thay đổi tỷ lệ thất nghiệp EU; CPI Trung Quốc. 10/3, CPI, đấu giá trái phiếu 10 năm, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Công bố lãi suất NHTW Canada. 11/3, Chính sách tiền tệ, họp báo ECB; Cung tiền M2, các khoản nợ mới Trung Quốc; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 5/3, Chỉ số sản xuất công nghiệp Anh, EU; Tỷ lệ thất nghiệp Canada.
 
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh