TTCK VIỆT NAM
Các ngành có quy mô nhỏ tăng trưởng tốt. Thị trường phân hóa, suy yếu trước cản 1,200 điểm.
VN-Index vận động trong vùng hẹp chủ yếu trong vùng từ 1,160 – 1,180 điểm trong 3 tuần qua. Lực đỡ xuất hiện khi chỉ số giảm dưới 1,160 điểm và ngược lại chỉ số phân hóa và suy yếu trước áp lực bán trên 1,180 điểm. Kết thúc tuần, VN-Index tăng nhẹ 1.1% với 15/19 ngành tăng điểm và 273 cổ phiếu tăng so với 114 cổ phiếu giảm. Nhóm cổ phiếu Ngân hàng quay lại dẫn dắt thị trường dù các cổ phiếu lớn khác đang phân hóa khiến cho chỉ số tiếp tục giằng co. Các cổ phiếu ngành có quy mô vốn hóa vừa và nhỏ như Phân bón, Hóa chất, Ô tô và phụ tùng, Bảo hiểm, Y tế tăng tốt và thu hút dòng tiền NĐT. Thị trường có phản ứng tích cực với thông tin dự kiến KQKD quý I. Với áp lực bán ra từ khối ngoại và hoạt động cơ cấu ETFs, chúng tôi cho rằng thị trường vẫn đang diễn biến tích lũy để chờ thông tin hỗ trợ để vận động xác lập xu hướng.
Theo sau Quỹ FTSE Russell, ETF VNM cũng đã công bố danh mục điều chỉnh quý I năm 2021, theo đó Quỹ thêm mới cổ phiếu KBC trong danh mục cổ phiếu Việt Nam với tỷ trọng 1.3% và 2 cổ phiếu nước ngoài. Tỷ trọng danh mục Việt Nam từ 64.26% kỳ trước lên 65.19% kỳ này tương đương với việc bán ròng khoảng 8 triệu USD. Với thay đổi này, Quỹ dự kiến mua thêm KDC (4.6 triệu cổ phiếu), HPG (0.9 triệu cổ phiếu) trong khi bán ròng VRE (2.8 triệu cổ phiếu), và NVL (1.5 triệu cổ phiếu). Thay đổi danh mục 2 quỹ (Xem chi tiết trang 13). Quỹ sẽ thực hiện giao dịch từ 15-19/3, tập trung trong phiên 19/3.
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường tăng mạnh khi gói cứu trợ 1,900 tỷ USD được ký và ECB đẩy nhanh chương trình mua trái phiếu.
Gói cứu trợ 1,900 USD trong đó phát tiền trực tiếp 1,400 USD/người cho dân Mỹ là động lực thúc đẩy TTCK Hoa Kỳ tăng điểm trong khi mối lo về đà tăng lợi tức Trái phiếu kỳ 10 năm vẫn còn đó. TTCK các quốc gia chủ chốt tăng 2% - 4%, trong khi khu vực phân hóa với sự sụt giảm thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines. Động thái kiểm soát thị trường tăng nóng của các cơ quan quản lý, thị trường Trung Quốc ổn định lại sau cú lao dốc 1.3 nghìn tỷ do NĐT hoảng loạn rút vốn từ quỹ tương hỗ tuy nhiên TTCK này chưa thể ổn định với mức giảm -1.4% trong tuần qua. USD Index giảm -0.3% tạo điều kiện cho các kim loại quý tăng (Vàng +1.3%, Bạc +2.5) sau nhiều phiên giảm điểm.
ECB giữ nguyên lãi suất và đẩy nhanh nhịp độ của chương trình mua trái phiếu trị giá 1.85 nghìn tỷ EUR trong 3 tháng tới. Trong khi FED không cố gắng kìm hãm đà tăng lợi tức Trái phiếu thì động thái trên cho thấy ECB đang có biện pháp chặn đà tăng của lãi suất có thể hủy hoại đà hồi phục kinh tế các nước khu vực. Trong tuần qua lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm đạt đỉnh ngắn hạn khi tăng lên mức 1.62%. Các quan chức FED sẽ họp 16-17/3 để xem xét động thái kế tiếp. Nếu FED không có hành động như Châu Âu thực hiện sẽ thúc đẩy lợi tức trái phiếu tăng tiếp qua đó có thể ảnh hưởng đến TTCK Mỹ và toàn cầu.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• VN-Index dự báo tiếp tục xu hướng giằng co, phân hóa tuần thứ 4 tại đỉnh với áp lực bán ra từ khối ngoại, ETFs cơ cấu và HĐTL đáo hạn.
• 2 ETF giao dịch cơ cấu, tập trung trong phiên 19/3.
• Ngày 15/3, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; Cuộc họp bộ trưởng tài chính EU. 16/3, Thống đốc NHTW Nhật phát biểu; Chỉ số sản xuất công nghiệp và Doanh thu bán lẻ Hoa Kỳ. 17/3, Biên bản FOMC và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Tỷ lệ thất nghiệp Canada; CPI EU. 18/3, Chính sách tiền tệ và lãi suất Anh; Đơn xin trợ cấp lần đầu Hoa Kỳ và Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản. 19/3, Doanh thu bán lẻ Canada.