Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 15_Củng cố 1,215 điểm nhờ tâm lý tích cực_PTKT_BVS,MBS,SBS,SSI_210405

  • Ngày đăng

    04/04/2021

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    916

Báo cáo chi tiết

 TTCK VIỆT NAM

Thị trường đang tương đối khả quan sau khi thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
VN-Index có phiên tăng mạnh vào ngày 1/4 và chính thức bứt phá lên vùng cao điểm mới sau vài lần vượt 1,200 điểm không thành công, qua đó mở ra một chu kỳ tăng mới. Thị trường có 5 phiên tăng điểm liên tiếp trong tuần vừa qua. Do vậy có đến 16/19 ngành tăng điểm và 323 cổ phiếu tăng so với 74 cổ phiếu giảm. Phiên Thứ Sáu (2/4) đóng cửa với mẫu nến Abandoned Baby đang cho thấy thị trường có thể đang lưỡng lự và thận trọng hơn sau đỉnh. Còn khá sớm để khẳng định nhịp tăng sẽ còn tiếp diễn dù vậy thanh khoản duy trì ở mức cao và lực cầu ở vùng giá thấp vẫn rất tốt là những yếu tố hỗ trợ thị trường trong thời gian tới. 
Tuần vừa rồi, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings công bố xếp hạng mức trần tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam ở mức BB và nâng triển vọng từ “ổn định” lên “tích cực”. Cụ thể, Fitch Ratings ghi nhận các thành quả về tài khóa, nợ công của Việt Nam, thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát nhanh chóng dịch Covid-19 ngay từ ngày đầu cùng với những chính sách hỗ trợ kịp thời nhằm sớm hồi phục hoạt động kinh tế xã hội. Kết quả vượt bậc của Việt Nam có được còn nhờ vào nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh, vị thế tài chính đối ngoại tiếp tục tăng cường nhờ tài khoản vãng lai thặng dư liên tục và dự trữ ngoại hối tăng. Đây là thông tin tích cực và sẽ góp phần củng cố xu hướng đi lên vững vàng hơn vào những tháng tiếp theo.
 
TTCK THẾ GIỚI
Gói tài khóa mới tạo động lực tích cực thúc đẩy vận động tăng của TTCK thế giới, bối cảnh chỉ tiêu sản xuất xác nhận vận động hồi phục.
Gói tài khóa trị giá 2,250 tỷ USD được công bố hôm 31/3, bao gồm: (1) 621 tỷ USD cho hạ tầng, (2) 580 tỷ USD cho sản xuất, và (3) 400 tỷ USD cho chăm sóc sức khỏe. Đầu tư toàn xã hội được kỳ vọng tăng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy vận động tích cực của TTCK Mỹ (S&P500 +1.14%). Cùng với đó, chỉ số PMI đạt 64.7 điểm trong tháng 3, phản ánh vận động hồi phục nhanh của kinh tế, bối cảnh phân phối vaccine hiệu quả. Dữ liệu lao động tích cực được kỳ vọng là động lực tích cực giúp TTCK Hoa Kỳ giữ vững vận động tăng tại tuần tới. TTCK Châu Âu cùng có mức tăng tích cực tuần qua (DAX +2.43, CAC +2.41%), khi các chỉ báo báo về sản xuất cho thấy vận động hồi phục được duy trì, và lạm phát cơ bản giảm, tạo dư địa cho điều hành chính sách nới lỏng, bối cảnh Pháp phải thực hiện giãn cách lần 4. Tương đồng với những thị trường chủ chốt khác, TTCK Trung Quốc cũng vận động tích cực tuần qua (+1.93%), góp phần bởi chỉ báo PMI duy trì được trạng thái tốt, đạt 51.9 điểm trong tháng 3. OPEC+ nới lỏng hạn chế cung dầu 350-400 nghìn thùng/ngày, kết hợp việc Saudi Arabia cũng nới lỏng chế cung dầu 250-400 nghìn thùng ngày trong các tháng 5-7, khả năng làm giảm áp lực trên lạm phát. IMF nhóm họp tuần tới được kỳ vọng sẽ cho thấy tìn hiệu hồi phục tích cực tại các nước chủ chốt, khả năng góp phần giữ vững vận động tăng của TTCK. 
 
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Quốc hội tiến hành bầu, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước.
• VN-Index tạo nền hỗ trợ tại ngưỡng 1215 điểm.
• Tình hình ca mắc mới Covid-19 tại Việt Nam
• Ngày 07/04, FED công bố biên bản họp FOMC, cán cân thương mại và tiêu dùng tín dụng tháng 03; Ấn độ họp chính sách tiền tệ, Canada công bố cán cân thương mại tháng 03.  Ngày 08/04, Hoa Kỳ công bố chỉ số giá nhà sản xuất và hàng tồn kho của nhóm bán lẻ; Pháp công bố cán cân thương mại tháng 03. Ngày 09/04, Hoa Kỳ, Đức công bố các chỉ số về CPI, PCE và lạm phát tháng 03.
 
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh