Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 16_Theo dõi chờ thông tin hỗ trợ_PTKT_HBC IDC IDI FTS_110421

  • Ngày đăng

    11/04/2021

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1071

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM
Hãn hữu tin tức hỗ trợ, VN-Index có tuần tích lũy đi ngang trên mức 1,230 điểm.
Xu hướng tích lũy ngắn hạn được thiết lập khi VN-Index chủ yếu dao động trong khu vực 1,230 – 1,245 điểm. VN-Index chỉ tăng 0.6% so với tuần trước đó nhưng vẫn có 13/19 ngành tăng điểm và 229 cổ phiếu tăng so với 154 cổ phiếu giảm. Quá trình đi ngang vẫn đang diễn ra và còn quá sớm khẳng định về khả năng điều chỉnh mạnh khi VN-Index vẫn đang được hỗ trợ bởi lực cầu quanh ngưỡng 1,230 điểm và vẫn tạo gap so với tuần liền trước. Diễn biến cập nhật của kết quả kinh doanh Quý I sẽ là yếu tố chính chi phối diễn biến thị trường trong tuần tới.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 tăng 5.7% YoY. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ Quý I tăng 6.8% YoY. Giải ngân vốn ngân sách Quý I tăng 13% YoY. Kim ngạch XK và NK tăng lần lượt 22% và 26.3% YoY; cán cân thương mại ước xuất siêu 0.4 tỷ USD. CPI tháng 3 tăng 1.16% YoY. Các dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh và XNK tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt. 
 
TTCK THẾ GIỚI
Triển vọng thế giới tích cực nhưng không đồng đều giữa các nước
Dự báo kinh tế thế giới được IMF cập nhật ngày 6/4, ước tính GDP: thế giới tăng 6% trong 2021 (vs. 5.5% trong báo cáo tháng 1), khu vực phát triển tăng 5.1% (vs. 4.3%), Mỹ tăng 6.4% (vs. 5.1%), Châu Âu tăng 4.4% (vs. 4.2%), khu vực mới nổi và đang phát triển tăng 6.7% (vs. 6.3%), Trung Quốc tăng 8.4% (vs. 8.1%), Ấn Độ tăng 12.5% (vs. 11.5%), ASEAN-5 tăng 4.9% (vs. 5.2%). Vĩ mô thế giới nhìn chung tích cực trong 2021. Tuy vậy, tốc độ tăng khác biệt do tình hình triển khai vaccine Covid-19, tình trạng chính sách công trợ giúp, cùng yếu tố cấu trúc của vĩ mô. Do đó các yếu tố đẩy mạnh triển vọng gồm có: (1) tình hình dịch bệnh, (2) sự hiệu quả trong điều hành chính sách công, (3) vận động tài chính, giá hàng hóa, và khả năng thích nghi của vĩ mô. Triển vọng tích cực góp phần giúp vận động tích cực của TTCK Mỹ duy trì (Dow Jones +2.7%, Nasdaq +3.1%). Cùng với đó, chỉ số PMI dịch vụ đạt 63.7 điểm trong tháng 3, tiếp tục chó thấy vận động hồi phục nhanh của kinh tế, bối farnh phân phối vaccine hiệu quả. California dự kiến sẽ dừng các biện pháp giãn cách phòng chống dịch bệnh hoàn toàn bắt đầu từ 15/6. Biên bản cuộc họp FOMC trong tháng 3, phát biểu của chủ tịch FED tại diễn đàn IMF cũng đều cho thấy chính sách hiện hành khó có khả năng thay đổi chỉ bởi áp lực lạm phát ngắn hạn. TTCK Châu Âu cũng có mức tăng khá tích cực (DAX +0.8%, CAC +1.1%), đặc biệt trong bối cảnh triển vọng vĩ mô khu vực trên được cho là dừng lại tại mức vừa phải, khả năng tới 2022 mới phục hồi về lại vùng trước Covid-19. Trái ngược cùng những khu vực chủ chốt khác, TTCK Trung Quốc điều chỉnh tuần qua (-1.0%), góp phần bởi thông tin NHTW nước này kêu gọi các TCTD lớn tiết chế tăng tín dụng trong những tháng còn lại của 2021. Dữ liệu CPI Mỹ, Châu Âu, cùng GDP Trung Quốc quý I, nhiều khả năng cho thấy tín hiệu rõ nét hơn đối với điều kiện điều hành chính sách thời gian tới.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• VN-Index khả năng tiếp tục giằng co quang khu vực trên 1,230 điểm
• Ngày 12/4, Châu Âu công bố dữ liệu bán lẻ hàng hóa tháng 2, Trung Quốc công bố tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán tháng 3. Ngày 13/4, Trung Quốc công bố dữ liệu xuất nhập khẩu tháng 3, Mỹ công bố chỉ số lạm phát tháng 3. Ngày 14/4, Châu Âu công bố sản lượng công nghiệp tháng 2. Ngày 15/4, Mỹ công bố dữ liệu bán lẻ hàng hóa, sản lượng công nghiệp tháng 3. Ngày 16/3, Trung Quốc công bố GDP quý I/2021, dữ liệu bán lẻ hàng hóa, và sản lượng công nghiệp tháng 3, Châu Âu công bố chỉ số lạm phát tháng 3.  
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh