Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 21_Tiềm năng bứt phá về quanh ngưỡng 1,300_ETFs VNM FTSE quý II năm 2021_PTKT_DGW VCI_20210516

  • Ngày đăng

    16/05/2021

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1113

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM
Mặc dù Covid-19 tiếp tục lây lan, VN-Index vẫn tích lũy tích cực trên 1,250 điểm.
Dịch covid-19 vẫn đang lây lan ở các tỉnh miền Bắc đã duy trì hoạt động bán ra của khối ngoại nhưng thị trường vẫn đứng vững nhờ dòng tiền của khối nội. Thị trường có hai phiên 10/5 và 12/5 tăng khả quan giúp cho tuần giao dịch kết thúc với việc VN-Index tăng 1.98% với 12/19 số ngành tăng và 232 cổ phiếu tăng so với 145 cổ phiếu giảm. Mặc dù vẫn còn rủi ro kiểm soát dịch bệnh trong nước, chúng tôi cho rằng thị trường có thể thoát khỏi khu vực tích lũy và sẽ tăng về khu vực 1300 điểm. Khối tự doanh mua ròng 930 tỷ trong 3 phiên 11, 12 và 14/5, cùng thời điểm số HĐ mở kỳ hạn 1 tháng giảm 6,000 hợp đồng. Hợp đồng tương lai VN30F2105 sẽ đáo hạn vào 20/5 tương đương với 4 phiên giao dịch nữa. Do vậy, chùng tôi cho rằng khối tự doanh nhiều khả năng đang dần đóng bớt trạng thái kinh doanh arbitrage trong những phiên vừa qua. Hoạt động tất toán trạng thái sẽ còn diễn ra thời điểm HĐTL đáo hạn dù vậy áp lực này không còn lớn trong những phiên tới.
Theo dữ liệu đến ngày 7/5/2021, chúng tôi dự báo một số thay đổi của 2 ETF VNM và FTSE trong kỳ rà soát danh mục quý II. Với ETF VNM, quỹ có đến 5 cổ phiếu (PDR, KDH, HSG, HSB và DXG) thỏa mãn tiêu chí tham giá mới tuy nhiên cổ phiếu PDR có khả năng lớn nhất. Cổ phiếu dự kiến thêm mới với tỷ trọng 4.2% tương đương mua vào 7.1 triệu cổ phiếu. Trường hợp quỹ thêm mới cổ phiếu Việt Nam, tỷ trọng danh mục Việt Nam dự báo tăng thêm 1.3%. Với ETF FTSE, quỹ thêm cổ phiếu HSG với tỷ trọng 1.3% và không loại cổ phiếu nào. Quỹ FTSE và VNM công bố điều chỉnh danh mục lần lượt vào 4/6 và 12/6 cũng như giao dịch sau đó 1-2 tuần. Các cổ phiếu dự kiến được 2 quỹ mua nhiều gồm PDR (6.5 triệu), HSG (3.6 triệu) và bán nhiều gồm HPG (5.3 triệu) và NVL (1.9 triệu). (Tham khảo phụ lục trang 12-14)
 
TTCK THẾ GIỚI
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 04 của Hoa Kỳ tăng mạnh làm các nhà đầu tư lo lắng về lạm dài hạn bất chấp sự chấn an của FED.
Tại Hoa Kỳ, giá tiêu dùng trong tháng 4 tăng mạnh nhất nào kể từ năm 2008, làm các nhà đầu lo lắng tư mặc dù dữ liệu phần nào phản ánh sự phục hồi đang tăng dần khi đại dịch Covid-19 dịu đi. Bộ Lao động báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tăng 4.2% (từ mức 2.6% của tháng 03) trong bối cảnh tiêu dùng ngang bằng tháng trước.  Fed nhận định việc lạm phát tăng chỉ là tạm thời và sẽ cần xem thêm dữ liệu trước khi thay đổi chính sách tiền tệ. FED sẽ giữ lãi suất gần bằng 0 cho đến khi chỉ số lạm phát trung bình của họ đạt mức 2% và nền kinh tế đã đạt trạng thái toàn dùng nhân công. Lạm phát gia tăng đáng kể có thể khiến FED thúc đẩy quá trình thắt chặt các chính sách nới lỏng tiền tệ sớm hơn kế hoạch.
Với tình trạng lây lan của COVID-19 trên toàn cầu, Hoa Kỳ đã đề xuất việc tạm thời hủy bỏ quyền sở hữu công thức sản xuất của dịch COVID-19. Hiện tại, Trung Quốc đã ủng hộ đề xuất của Hoa Kỳ trong khi liên minh EU không đồng ý với đề xuất này.  Nhưng các quan chức thương mại, cơ quan y tế và giám đốc điều hành các công ty dược phẩm cho biết các cuộc đàm phán quốc tế và những thách thức công nghệ liên quan đến việc sản xuất vắc xin sẽ đòi hỏi phải mất nhiều thời gian. Có thể mất vài tháng để xác định chi tiết của bất kỳ kế hoạch nào, với những điểm tiềm ẩn bao gồm cách thức chuyển giao kỹ thuật, đảm bảo sự chấp thuận của cơ quan quản lý, nguồn vốn quy mô lớn để mua máy móc mới và điều chỉnh quy trình và năng suất sản xuất theo các công nghệ mới., 
TTCK Hoa Kỳ suy giảm -1.39% và TTCK châu Âu biến động nhẹ trong khi TTCK Trung Quốc tăng mạnh 2.09% so với tuần trước. Chỉ số Dollar Index tăng nhẹ trở lại 0.1% trong bối cảnh chỉ số BCOM-Index giảm -1.9%  chủ yếu  do nhóm thép, bông, đồng, nhôm suy giảm.  
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19. 
• VN-Index khả năng thoát khỏi khu vực tích lũy và sẽ tăng về khu vực 1300 điểm
• Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19, có hiệu lực kể từ ngày 17/5.
• Ngày 17/5, Trung Quốc công bố bán lẻ hàng hóa và sản lượng công nghiệp, Nhật bản công bố chỉ số giá sản xuất, Anh kết thúc hạn chế hoạt động tập trung đông người trong nhà, ngoài trời. Ngày 18/5, Châu Âu, Nhật Bản công bố GDP.  Ngày 19/5, Mỹ công bố biên bản họp FOMC, Châu Âu công bố chỉ số giá sản xuất, Nhật Bản công bố sản lượng công nghiệp. Ngày 20/5, Nhật Bản công bố cán cân thương mại, Trung Quốc công bố lãi suất điều hành. Ngày 21/5, Châu Âu công bố PMI dịch vụ, PMI sản xuất, Mỹ, Đức, Anh, Pháp công bố PMI sản xuất. 
 
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh