Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 26_Tiếp tục hướng tới những mức đỉnh mới_PTKT_FCN,GKM,PTB,VHM_20210621

  • Ngày đăng

    20/06/2021

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1183

Báo cáo chi tiết

 CHIẾN THUẬT TUẦN: Tiếp tục hướng tới những mức đỉnh mới


TTCK VIỆT NAM
Thị trường đang diễn biến tích cực và đang manh nha vượt qua ngưỡng tâm lý 1,375 điểm.
VN-Index có phiên 18/6 vượt ngưỡng tâm lý 1,375 điểm trong tuần qua sau hơn 1 tuần điều chỉnh với sự hỗ trợ tăng giá từ nhóm cổ phiếu Hóa chất. Việc vượt qua được ngưỡng tâm lý này sẽ tạo động lực bứt phá, tạo nền giá mới trong thời gian tới, đồng thời diễn biến này cho thấy dòng tiền nội và tâm lý thị trường đang khá tích cực. Trong tuần ETFs, HĐTL đáo hạn và khối ngoại bán ròng, VN-Index tăng 1.93% với 15/19 ngành tăng điểm và 281 cổ phiếu tăng so với 112 cổ phiếu giảm. Những ngành tiêu biểu như Ô tô và phụ tùng, Xây dựng và vật liệu, Dầu khí có mức tăng tốt trong tuần vừa rồi. Chúng tôi duy trì quan điểm thị trường vẫn đang diễn biến tích cực nhưng vẫn cần chờ thêm thông tin hỗ trợ để vận động tăng được vững vàng hơn.
Thống kê 28 ngân hàng trên sàn chứng khoán, tổng tiền gửi khách hàng tăng 1.3% trong 3 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền gửi có sự phân hóa, nhiều ngân hàng lớn giảm huy động, trong khi số khác tăng. Sự phân hóa mạnh trong tăng trưởng tiền gửi giữa các ngân hàng trong quý I một phần do khả năng tăng trưởng tín dụng có sự chênh lệch trong hệ thống. Mặt khác, thanh khoản hệ thống trong quý I tương đối dồi dào tại các ngân hàng lớn, lãi suất liên ngân hàng ở mặt bằng thấp, do đó, các nhà băng có thể linh động về nguồn vốn.
 
TTCK THẾ GIỚI
Chương mới trong điều hành chính sách hậu Covid-19
TTCK các nước chủ chốt đều điều chỉnh giảm trong tuần qua, tiêu biểu S&P500 giảm -1.91%, Nasdaq giảm -0.28%, chịu tác động lớn bởi cuộc họp FOMC của tháng 6. Bối cảnh vaccine được triển khai nhanh chóng, kết hợp nhiều chính sách cứu trợ vĩ mô, dẫn tới việc phục hồi tích cực các hoạt động sản xuất kinh doanh, cuộc họp FOMC tuần qua đánh dấu thay đổi trong quan điểm chính sách tiền tệ, bình thường hóa điều hành sớm, nhiều khả năng trong năm 2023, thay vì năm 2024 như kỳ vọng thị trường. 13/18 và 11/18 quan chức FED ủng hộ gia tăng thêm lần lượt một hoặc hai lần lãi suất điều hành trong 2023. 7/18 quan chức FED ủng hộ gia tăng thêm một lần lãi suất điều hành thêm một lần lãi suất điều hành trong 2022 Tuy vậy, việc thay đổi quan điểm điều hành sớm cũng đồng thời phản ánh triển vọng tương đối tích cực giúp cho diễn biến thị trường không tiêu cực quá mức, trước khi chủ tịch FED chi nhánh St. Louis có các phát biểu mang tính ủng hộ thắt chặt sớm hơn nữa việc điều hành. Trung vị dự phóng GDP 2021, 2022, và 2023 tăng lần lượt 7.0%, 3.3%, và 2.4% (vs. 6.5%, 3.3%, và 2.2% trong dự phóng tháng 3). Trung vị dự phóng PCE tăng lần lượt 3.4%, 2.1%, và 2.2% (vs. 2.4%, 2.0%, và 2.1%). Chỉ số giá sản xuất tăng 6.6% YoY, chỉ số giá nhập khẩu tăng 11.3%, chỉ số giá xuất khẩu tăng 17.4%, trong tháng 5. TTCK Châu Âu cũng có vận động điều chỉnh giảm tuần qua, cùng nhịp với vận động TTCK Hoa Kỳ. TTCK Đức giảm -1.56%, TTCK Pháp giảm -0.48%. Chỉ tiêu giá sản xuất của Đức tăng 7.2% YoY trong tháng 5. Góp phần bởi căng thẳng với các nước Phương Tây tăng cao sau hội nghị G7, TTCK Trung Quốc cũng giảm -1.80% tuần qua. Tỷ lệ thất nghiệp giảm về là 5.0% trong tháng 5. Sản lượng công nghiệp tăng 8.8% YoY, và bán lẻ tăng 12.4% YoY trong tháng 5. 
Tuy các hoạt động thu mua tài sản được giữ vững tại mức hiện hành, việc FED thay đổi quan điểm sớm khả năng tác động tới diễn biến dòng tiền vào các nước đang phát triển, cùng định hướng điều hành trong chính sách tiền tệ của họ. Trong tuần qua, NHTW Brazil tăng lãi suất điều hành thêm 0.75% (tổng cộng 2.25% trong 2021), NHTW Nga tăng lãi suất điều hành thêm 0.50% (tổng cộng 1.25% trong 2021). Phiên điều trần của chủ tịch FED trước quốc hội Mỹ có thể cho thấy các tín hiệu rõ rệt hơn đối với việc thu mua tài sản trong thời gian tới. Cùng với đó, chỉ số PMI các nước lớn khả năng cũng cho thấy tín hiệu hồi phục tích cực tiếp diễn trong khối các quốc gia phát triển.  
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19. 
• VN-Index khả năng sẽ tiến tới vùng điểm  1350-1390 điểm. 
• Ngày 21/06, Nga công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 06. Ngày 22/06, Nga công bố tăng trưởng GDP tháng 05, Hàn Quốc công chỉ số giá sản xuất công nghiệp tháng 06, EU công bố chí số dự đoán niềm tin người tiêu dùng tháng 06, Hoa Kỳ công bố doanh số bán nhà tháng 05. Ngày 23/06, EU và Nhật Bản công bố chỉ số Flash PMI tháng 06, Nhật Bản họp chính sách tiền tệ, Canada công bố doanh số bán lẻ tháng 05 và Nga công bố chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 05. Ngày 24/06, Anh họp về chính sách tiền tệ, Hội đồng EU bắt đầu họp mặt, Hoa Kỳ công bố dữ liệu xuất nhập khẩu tháng 05. Ngày 25/06, Hoa kỳ công bố chỉ số lạm phát PCE và thu nhập cá nhân tháng 05.
 
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh