Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 29_Theo dõi chờ tín hiệu hồi phụcc_PTKT_GIL PNJ_20210711

  • Ngày đăng

    11/07/2021

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1031

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM
Áp lực bán gia tăng, VN-Index có tuần điều chỉnh về dưới mức 1,350 điểm.
Xu hướng giảm ngắn hạn được thiết lập khi VN-Index nhanh chóng để mất mốc 1,400 vào đầu tuần và tiếp tục trượt xuống dưới ngưỡng 1,350 trong phiên Thứ Sáu. VN-Index giảm mạnh -5.15% so với tuần trước đó với chỉ 1/19 ngành tăng điểm và 44 cổ phiếu tăng so với 344 cổ phiếu giảm. Quá trình mất điểm vẫn đang diễn ra và còn quá sớm để khẳng định về khả năng hồi phục khi lực cầu bắt đáy vẫn chưa xuất hiện đủ mạnh để hỗ trợ VNIndex. Diễn biến cập nhật của kết quả kinh doanh Quý II sẽ là một trong những yếu tố chính chi phối diễn biến thị trường trong tuần tới.
 
Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm đã tăng 9.3% YoY. Giải ngân vốn ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 36.8% kế hoạch trong năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt 30.7% và 36.3% YoY; cán cân thương mại ước xuất siêu 1.47 tỷ USD. CPI tháng 6 tăng 2.41% YoY. Các dữ liệu cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh và XNK tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt.
 
TTCK THẾ GIỚI
Lạm phát Trung Quốc giảm nhiệt, ECB đã công bố chính sách lạm phát mới
Lạm phát Trung Quốc đã giảm nhiệt trong tháng 06. Chỉ số giá cả công nghiệp hàng hóa PPI tăng 8.8% trong tháng 06, giảm từ mức 9.0% của tháng 05. Sự chậm lại của lạm phát chủ yếu do giá kim loại toàn cầu tăng chậm hơn nhờ những  cảnh báo của chính quyền Trung Quốc đối với các nhà sản xuất kim loại về việc tích trữ và thao túng giá và quyết định  giải phóng nguồn đồng và nhôm dự trữ c. Bên cạnh đó, CPI tăng 1.1% vào tháng 06 chủ yếu nhờ giá thịt lợn giảm -36.5% YoY trong tháng 06 từ mức -23.8% YoY của tháng 05. Hiện tượng giá lợn giảm sâu như vậy sẽ giúp bình ổn lại chỉ số lạm phát của Trung Quốc trong năm 2021. Đồng thời, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng đang khuyến cáo chính phủ sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, để bù đắp tác động tiêu cực của việc tăng giá nguyên vật liệu đang làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. 
ECB đã công bố  chính sách mới hướng tới việc duy trì các chính sách nới lỏng tiền tệ  trong thời gian dài hơn. Đây là lần cải tiến đầu tiên về chính sách lạm phát của ECB kể từ năm 2003. Ngân hàng sẽ đặt mục tiêu giữ lạm phát ở mức 2% trong trung hạn, thay vì mục tiêu hiện tại là dưới 2% và  cho phép vượt quá mục tiêu khi cần thiết. Họ cũng tuyên bố sẽ đưa chi phí nhà ở vào việc tính toán tỷ lệ lạm phát.. Như vậy, cách tính lạm phát của họ sẽ giống với Hoa Kỳ hơn. Lạm phát khu vực này đã tăng lên 1.9% trong tháng 6 do sự phục hồi mạnh mẽ của giá dầu chứ chưa phải là sự hồi phục kinh tế.  Hiện tại, ECB vẫn sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức -0.5% và tiếp tục chương trình mua trái phiếu khẩn cấp 1.85 nghìn tỷ Euro (2. 2 nghìn tỷ USD), cho đến ít nhất là 03/2022.
TTCK Hoa Kỳ (S&P 500 +0.4%), EU (DAX +0.2%, CAC – 0.4%) và Trung Quốc ( +0..2%) đêu có mức biến động nhẹ so với tuần trước. Tỷ giá Dollar Index giảm -0.1% trong bối cảnh chỉ số giá hàng hóa BCOM Index  giảm -1.6%  nhờ sự suy yếu của giá dầu  khí và nhóm VLXD.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19. 
• VNIndex trong tuần tiếp theo nhiều khả năng sẽ dao động trong khu vực 1320-1380 điểm.
• Ngày 10/07,  Trung Quốc công bố dữ liệu FDI, Bộ trưởng Tài chính và Chủ tịch Ngân hàng Trung Ương các nước G-20 nhóm họp.  Ngày 12/07, Bộ trưởng Tài chính các nước Châu Âu nhóm họp, Thủ tướng Anh công bố quyết định về kết thúc giãn cách bắt đầu từ 19/7, Nhật Bản công bố chỉ số giá sản xuất. Ngày 13/07,  Mỹ, Đức, Pháp công bố chỉ số giá sản xuất, Trung Quốc công bố dữ liệu xuất nhập khẩu, lãi suất công cụ cho vay trung hạn.  Ngày 14/07, Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Quốc hội Mỹ bắt đầu phiên điều trần về chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế, Châu Âu và Nhật Bản công bố dữ liệu sản lượng công nghiệp, Mỹ công bố chỉ số giá sản xuất, Beige Book của FED. Ngày 15/07, Trung Quốc công bố GDP quý II, Thủ tướng Đức họp với Tổng thống Mỹ, Chủ tịch FED có phiên điều trần với Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Quốc hội Mỹ để công bố báo cáo bán niên về chính sách tiền tệ, OPEC công bố báo cáo thị trường dầu thô hàng tháng, Trung Quốc công bố dữ liệu bán lẻ hàng hóa, sản lượng công nghiệp, Mỹ công bố sản lượng công nghiệp. Ngày 16/07, NHTW Nhật Bản quyết định chính sách tiền tệ, Mỹ công bố dữ liệu bán lẻ hàng hóa, Châu Âu công bố chỉ số giá tiêu dùng, dữ liệu bán lẻ hàng hóa. 
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh