Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 31_Theo dõi diễn biến thị trường đón KQKD Quý 2_PTKT_DPM GMD_250721

  • Ngày đăng

    25/07/2021

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1319

Báo cáo chi tiết

TTCK VIỆT NAM
Thị trường đang lưỡng lự trong quá trình xác lập xu hướng ngắn hạn.
Dù cho đã có ba phiên giao dịch 20-22/7 tương đối tích cực và dần tiệm cận trở lại ngưỡng 1300 nhưng VN-Index bất ngờ giảm trở lại vào phiên 23/7. Thị trường kết thúc tuần với 5/19 ngành tăng điểm và 145 cổ phiếu tăng so với 241 cổ phiếu giảm. Còn khá sớm để khẳng định nhịp điều chỉnh đã kết thúc dù vậy thanh khoản đang có chiều hướng giảm dần và lực cầu ở vùng giá thấp đang có chiều hướng quay trở lại nên có thể thị trường sẽ sớm hình thành vùng cân bằng trước khi thiết lập đà tăng mới.
Tính đến 23/7, 343 công ty trên sàn HSX và HNX đã công bố KQKD quý II với tổng mức LNST đạt 24,359 tỷ, tăng 45% so cùng kỳ năm ngoái. Số công ty báo lỗ quý II chiếm tỷ lệ 5% trong khi 46% công ty có tăng trưởng lợi nhuận dương. Các công ty niêm yết sẽ tiếp tục công bố thông tin vào tuần sau.
 
TTCK THẾ GIỚI
FED thảo luận về thời gian cắt giảm gói nới lỏng tiền tệ, ECB tiếp tục giữ mức lãi suất thấp  
FED đang đẩy nhanh các cuộc thảo luận về cách thu hẹp quy mô các chính sách nới lỏng tiền tệ vào tuần tới. Nội dung chủ yếu sẽ  tập trung vào hai câu hỏi quan trọng: Khi nào bắt đầu cắt giảm các khoản mua hàng tháng trị giá 80 tỷ USD chứng khoán Kho bạc và 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp, và làm thế nào để giảm hoặc thu nhỏ chúng một cách nhanh chóng. Trong bối cảnh kinh tế Hoa Kỳ đang hồi phục khá tốt so với kỳ vọng, một số quan chức FED đề xuất kết thúc các giao dịch mua vào khoảng tháng 10 năm 2022 để họ có thể nâng lãi suất vào cuối năm đó nếu sự phục hồi mạnh hơn hoặc lạm phát cao hơn dự đoán hiện nay. Quyết định cụ thể sẽ được nêu ra và tuần tới và có thể gây tác động ngắn hạn lên TTCK Hoa Kỳ.  Bên cạnh đó, ECB vẫn quyết định giữ nguyên chính sách kích thích kinh tế quy mô lớn cho Eurozone, nhấn mạnh việc cần tiếp tục hỗ trợ khu vực này để đạt được mục tiêu lạm phát mới.  Cụ thể, ECB duy trì lãi suất đối với các hoạt động tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay ở mức 0.25% và lãi suất tiền gửi là -0.5% và giữ nguyên khoản hỗ trợ PEPP trị giá 1,850 tỷ euro (khoảng 2,200 tỷ USD). Cả hai cấu khối kinh tế này đều dự tính sẽ duy trì chính sách nới lỏng cho đến ít nhất cuối năm 2022 và từ đó, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.
Ngoài ra, Chỉ số flash PMI của IHS đang báo hiệu sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế (Hoa Kỳ 59.7 từ mức 63.7 của tháng 06) và sự trỗi dậy của nền kinh tế EU trong tháng 07 (60.6 từ mức 59.5 của tháng 06). Hiện tượng hạ nhiệt của nền kinh tế Hoa kỳ đến từ vấn đề về sự khan hiếm nguồn cung toàn cầu và sự gia tăng nhanh chóng nguồn cầu của nền kinh tế đi kèm với sự long lắng về mức độ lây lan của biến thể Delta.
TTCK Hoa Kỳ (S&P 500 +1.96%), EU (DAX +3.54%, CAC + 1.68%) tăng trưởng mạnh nhờ các thông tin vĩ mô tích trong khi TTCK Trung Quốc (+ 0.31%) có mức biến động nhẹ so với tuần trước. Tỷ giá Dollar Index tăng +0.2% trong bối cảnh chỉ số giá hàng hóa BCOM Index tăng 1.3% nhờ sự tăng giá của dầu khí và nhóm VLXD.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19. 
• VNIndex trong tuần tiếp theo nhiều khả năng sẽ dao động trong khu vực 1250-1320 điểm.
•  Ngày 26/07, Nhật Bản công bố chỉ số PMI. Ngày 27/07, Trung Quốc công bố chỉ số lợi nhuận công nghiệp. Ngày 28/07, Chủ tịch FED phát biểu điều hành lãi suất điều hành và thu mua tài sản theo FOMC, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ công du Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Ngày 29/07, Hoa Kỳ công bố GDP quý II. Đức công bố tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, Việt Nam công bố dữ liệu vĩ mô tháng 7. Ngày 30/07, Châu Âu công bố tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá sản xuất và GDP, Đức công bố GDP, Nhật Bản công bố tỷ lệ thất nghiệp, sản lượng công nghiệp, bán lẻ hàng hóa, Hoa Kỳ công bố thu nhập cá nhân, tiêu dùng cá nhân.
icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh