TTCK VIỆT NAM
Tín hiệu khởi sắc cuối tuần, thị trường có thể kiểm tra vùng kháng cự 1324-1330 điểm
Sau khi giằng co quanh ngưỡng 1290 điểm trong 3 phiển đầu tuần, thị trường đã có dấu hiệu khởi sắc vào hai phiên cuối tuần. Thị trường kết thúc tuần với 18/19 ngành tăng điểm và 270 cổ phiếu tăng so với 98 cổ phiếu giảm. Với hiệu ứng tiêu cực từ thông tin giãn cách xã hội và số ca COVID-19 suy yếu dần, thị trường đang có dấu hiệu khởi sắc lại. Thanh khoản thị trường cũng vượt ngưỡng 20,000 tỷ đồng trong phiên thứ 6 (30/07), báo hiệu tâm lý giao dịch tích cực đang trở lại thị trường. Với xu hướng trên, thị trường có thể kiểm tra vùng kháng cự 1324-1330 điểm trong tuần tới. Nếu bứt phá thành công, VN-Index có thể trở lại vùng 1350-1380 điểm trong giai đoạn tới.
Tính đến 30/7, 514 công ty trên sàn HSX và HNX đã công bố KQKD quý II với tổng mức LNST đạt 50,251 tỷ, tăng 61.4% so cùng kỳ năm ngoái. Số công ty báo lỗ quý II chiếm tỷ lệ 23.3% trong khi 39.8% công ty có tăng trưởng lợi nhuận dương. Các công ty niêm yết sẽ tiếp tục công bố thông tin vào tuần sau.
TTCK THẾ GIỚI
Dịch bệnh đe dọa tốc độ phục hồi toàn cầu
Dự báo kinh tế thế giới được IMF cập nhật ngày 27/7, ước tính GDP: thế giớ5i tăng 6% trong 2021 (tương đương trong báo cáo tháng 4), khu vực phát triển tăng 5.6% (vs. 5.1%), Mỹ tăng 7.0% (vs. 6.4%), Châu Âu tăng 4.6% (vs. 4.4%), khu vực mới nổi và đang phát triển Châu Á tăng 7.5% (vs. 8.6%), Trung Quốc tăng 8.1% (v.s 8.4%), Ấn Độ tăng 9.5% (vs. 12.5%), ASEAN-5 tăng 4.3% (vs. 4.9%). Vĩ mô thế giới nhìn chung tích cực trong 2021. Tuy nhiên, việc triển khai vaccine Covid-19 vẫn quyết định lớn đà hồi phục của các quốc gia. Thượng viện Mỹ khả năng tiến hành biểu quyết về biện pháp tài khóa trị giá 1,200 tỷ USD, sau khi đại diện hai đảng đạt thỏa thuận trên các thành phấn chính, cũng góp phần đẩy mạnh triển vọng trong 2021. Triển vọng tích cực, khả năng thúc đẩy bởi chính sách công trợ giúp phần nào hỗ trợ TTCK Hoa Kỳ có thể duy trì vận động tích lũy tại mức cao, S&P500 giảm nhẹ 0.37%. Tuy vậy, GDP tăng vừa phải 6.5% QoQ trong quý II, sau khi tăng 6.3% QoQ trong quý I. So cùng kỳ, GDP tăng 12.2% YoY trong quý II, sau khi tăng 0.5% YoY trong quý I. Nếu nhìn bình quân hai năm gần nhất, GDP quý II tăng trung bình khoảng 1.6%. Điều này cho thấy, vận động hồi phục của vĩ mô Hoa Kỳ có thể được giữ vững, tuy nhiên tốc độ khó có thể nhanh như kỳ vọng, nhất là trong điều kiện dịch bệnh tiếp tục tác động tiêu cực, với biến chủng Delta hoành hành tại nhiều quốc gia, bao gồm cả các nơi đã đẩy mạnh phân phối nhanh chóng trong nửa đầu năm 2021. Số ca mắc mới Covid-19 tiếp tục tăng nhanh trên toàn cầu, đạt 578.0 nghìn trung bình bảy ngày gần nhất, tính tới 29/7, với tốc độ lây là 1.10 lần. Số ca mắc mới Covid-19 cũng tăng mạnh tại Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với tốc độ lây là 1.48, 2.12, 1.67, 1.43, 1.68, và 1.23 lần. Đồng nhịp với Hoa Kỳ, TTCK Trung Quốc điều chỉnh tuần qua, nhưng tiêu cực hơn (CSI 300 -5.46%), chủ yếu bởi việc tăng cường kiểm soát của chính quyền Trung Quốc đối với ngành giáo dục, cũng như công nghệ cùng bất động sản trong cuối tuần trước. Đồng thời, lợi nhuận công nghiệp tăng 20% trong tháng 7, thấp hờn mức tăng 36.7% trong tháng 6. Dịch bệnh bùng phát trở lại cũng tác động phần nào tới triển vọng trong dài hạn, phản ánh qua việc PMI sản xuất và dịch vụ giảm còn lần lượt là 53.3 điểm và 53.5 điểm.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19.
• VNIndex trong tuần tiếp theo nhiều khả năng sẽ dao động trong khu vực 1,300 - 1350 điểm.
• Ngày 2/08, lệnh cấm của Mỹ đối với 59 doanh nghiệp Trung Quốc được đánh giá liên quan tới quân đội có hiệu lực, mở ra một năm để nhà đầu tư có thể giảm vốn, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản Trung Quốc, công bố chỉ số PMI sản xuất, Đức công bố dữ liệu bán lẻ hàng hóa. Ngày 3/08, Châu Âu công bố chỉ số giá sản xuất. Ngày 4/08, Châu Âu công bố dữ liệu bán lẻ hàng hóa, chỉ số PMI hỗn hợp. Trung Quốc công bố chỉ số PMI hỗn hợp. Ngày 5/08, Mỹ công bố dữ liệu cán cân thương mại. Ngày 6/08, Châu Âu công bố dữ liệu sản lượng công nghiệp, Mỹ công bố báo cáo lao động bao gồm tỷ lệ thất nghiệp.