TTCK VIỆT NAM
Khối ngoại bán ròng mạnh, thị trường tích lũy quanh ngưỡng 1350 điểm.
Thị trường cơ sở:VN-Index có 1 tuần giao dịch khá giằng co khi lực mua và lực bán đấu tranh gay gắt trong các phiên giao dịch. Dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường khi có 18/19 ngành đều tăng điểm với 259 cổ phiếu tăng và 109 cổ phiếu giảm. Thanh khoản thị trường duy trì tại ngưỡng 20,000 tỷ ở tại mức khá ổn định. Tuy nhiên, hai phiên cuối tuần cho thấy sự suy yếu về đà tăng của VN-Index. Điều này thể hiện ở việc khối ngoại bán ròng mạnh và nhịp điều chỉnh từ ngưỡng 1374 điểm về ngưỡng 1350 điểm trong tuần. Với xu hướng như vậy, VN-Index có thể dao động trong vùng 1330-1380 điểm trong tuần tới. Ngoài ra, thông tin quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đã đăng ký huy động thêm 180 triệu USD có thể tạo hiệu ứng giao dịch tích cực trên thị trường. Tính đến 13/08, 723 công ty trên sàn HSX và HNX đã công bố KQKD quý II với tổng mức LNST đạt 96,553 tỷ, tăng 47.0% so cùng kỳ năm ngoái. Số công ty báo lỗ quý II chiếm tỷ lệ 33.9% trong khi 59.2% công ty có tăng trưởng lợi nhuận dương.
TTCK THẾ GIỚI
Lạm phát chậm lại tại Hoa Kỳ
Thương viện Mỹ thông qua biện pháp tài khóa trị giá 1,000 tỷ USD vào hạ tầng, góp phần đẩy mạnh triển vọng trong 2021. Điều này trợ giúp phần nào vận động tăng của TTCK Mỹ (S&P 500 +0.71%, Dow Jones +0.87%). Cùng với đó, nỗi lo lạm phát giảm dần, khi lạm phát xuất hiện dấu hiệu chậm lại. Chỉ số giá tiêu dùng các nhân tăng 5.4% YoY trong tháng 7, tương đương tháng 6. Lạm phát cơ bản tăng 4.3% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 4.5% YoY trong tháng 6. Nếu xét bình quân năm 2020-2021, lạm phát tăng trung bình khoảng 3.2%, lạm phát cơ bản tăng trung bình khoảng 3.0% trong tháng 7, cao hơn mức mục tiêu dài hạn 2.0%, tuy nhiên khoảng cách chưa quá lớn, để có thể nói rằng tăng mạnh tới mức mất kiểm soát. Hiệu ứng cơ sở khả năng giảm bớt tác động trong những tháng cuối năm, khi đồng thời điểm năm trước đánh dấu khởi đầu vận động phục hồi tại các nước phát triển. Điều này sẽ tác động phần nào tới định hướng chính sách điều hành, tạo cơ sở cho việc kéo dài biện pháp trợ giúp, giảm bớt tác động tiêu cực tới tâm lý đầu tư, khi tín hiệu sớm giảm bớt biện pháp nới lỏng liên tục được đưa ra bởi quan chức FED. Đồng nhịp với Hoa Kỳ, TTCK Trung Quốc vận động tăng tuần qua (SHCOMP +1.68%, CSI300 +0.50%). Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1.0% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 1.1% YoY trong tháng 6, là cơ sở kỳ vọng biện pháp giúp đỡ về tiền tệ có thể được triển khai tại Trung Quốc, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tác động triển vọng của năm 2021. Lạm phát cơ bản tăng 1.3% YoY trong tháng 7, sau khi tăng 0.9% YoY trong tháng 6.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19.
• VNIndex trong tuần tiếp theo dự kiến vận động trong vùng 1330-1380 điểm khi các tín hiệu kỹ thuật có dấu hiệu suy yếu..
• Ngày 16/8, Trung Quốc công bố bán lẻ hàng hóa, sản lượng công nghiệp, Nhật bản công bố GDP, sản lượng công nghiệp. Ngày 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc bắt đầu họp từ 17-20/8, Châu Âu công bố GDP, Hoa Kỳ công bố bán lẻ hàng hóa, sản lượng công nghiệp. Ngày 18/8, FED công bố biên bản họp FOMC, Châu Âu công bố chỉ số giá tiêu dùng, Nhật Bản công bố xuất nhập khẩu. Ngày 20/8, Nhật Bản công bố chỉ số giá tiêu dùng, Trung Quốc công bố lãi suất điều hành.