TTCK VIỆT NAM
Thị trường khởi sắc, VN-Index hướng tới 1350 điểm.
VN-Index duy trì xu hướng vận động quanh ngưỡng 1300 điểm trong cả tuần giao dịch. Dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường khi có 10/19 ngành tăng điểm với 183 cổ phiếu tăng và 185 cổ phiếu giảm. Thanh khoản thị trường tuy suy giảm so với tuần trước khi các nhà đầu tư giao dịch cẩn trọng sau 2 phiên bán tháo mạnh. Khối ngoại tiếp tục duy trì xu hướng bán ròng mạnh trong cả tuần giao dịch. Sau 5 phiên giao dịch, VN-Index có thể xác lập ngưỡng 1300 điểm làm ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn trong giai đoạn này. Tín hiệu giao dịch tích cực vào phiên thứ 6 đã báo hiệu xu hướng tăng điểm tới ngưỡng 1350 điểm vào tuần sau.
Trong tuần, sự kiện phó tổng thống Kamala Harris sang thăm Việt Nam đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ thương mại Hoa Kỳ- Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong khu vực ĐNA và cam kết trợ giúp Việt Nam đào tạo chất lượng lao động cũng như thúc đẩy quá trình chuyển hóa kinh tế số trong giai đoạn tới. Trong ngắn hạn, việc quan hệ thương mại được củng cố sẽ tiếp tục tạo điều kiện tốt cho xu hướng tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cụ thể các mã cổ phiếu và nhóm ngành dự kiến hưởng lợi từ xu hướng này đã được đề cập trong báo cáo “Quan hệ thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ và Việt Nam”.
Tham khảo báo cáo tại: link
TTCK THẾ GIỚI
Quan điểm lạm phát tác động ngắn hạn chủ đạo trong phát biểu của chủ tích FED
TTCK Mỹ vận động tăng tích cực tuần qua (Dow Jones +0.96%, S&P500 +1.52%, NASDAQ +2.82%), chịu tác động lớn bởi cuộc họp lãnh đạo các ngân hàng trung ương chủ chốt trong ngày 26-27/8. Phát biểu của Chủ tịch FED tiếp tục cho thấy tín hiệu thu hẹp biện pháp nới lỏng định lượng, thu mua tín phiếu chỉnh phủ, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp, khả năng cao cuối năm nay. Tuy vậy, tín hiệu trên chưa tác động tới định hướng chính sách điều hành lãi suất, hiện tiếp tục được duy trì tại 0-0.25%, và khả năng tiếp tục giữ vững tới cuối 2022, khi các mục tiêu đối với lao động vẫn chưa đạt được. Cùng với đó, Chủ tịch FED tiếp tục đánh giá lạm phát tại thời điểm hiện tại mang tính ngắn hạn, khả năng giảm khi nút thắt đầu vào được dần cởi bỏ. Cùng với đó, luận điểm lạm phát ngắn hạn cũng dựa trên yếu tố: (1) chỉ số giá tăng gói gọi tại một vài lĩnh vực chịu tác động lớn của dịnh bệnh dẫn tới việc nhu cầu tăng mạnh khi nền kinh tế mở trở lại, (2) phương tiện dịch chuyển cùng hàng hóa lâu bền cho tín hiệu điều chỉnh, (3) giá lao động tăng với tốc độ kém hơn năng suất nên khả năng thấp lạm phát vận động tăng dài hạn, (4) lạm phát kỳ vọng vẫn thấp hơn lạm phát thực cho thấy quan điểm lạm phát mang tính ngắn hạn vẫn chủ đạo trong nhiều thành phần tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ báo trong tháng 7 cũng cho thấy lạm phát khả năng tạo đỉnh, nên cũng không loại trừ có thể điều chỉnh giai đoạn tới. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 4.2% YoY trong tháng 7. PCE cơ bản tăng 3.6% YoY, tiêu dùng cá nhân tăng 7.6% YoY, thu nhập cá nhân giảm -3.5% YoY. TTCK vận động tăng tích cực sau khi điều chỉnh giảm xuống vùng hỗ trợ 3400 điểm trong tuần liền trước, bối cảnh tác động của thắt chặt giám tại một vài lĩnh vực giảm dần. PboC bơm thêm 120 tỷ CNY vào tuần qua cũng tác động tích cực tâm lý đầu tư khi là lượng tiến lớn nhất trong bảy tháng qua, phần nào phản ánh quan điểm trợ giúp mạnh hơn khi vĩ mô liên tục phát tín hiệu suy yếu. Bảy tháng đầu 2021, lợi nhuận công nghiệp đạt +57.3% YoY, kém hơn mức +66.9% YoY sáu tháng đầu 2021.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19.
• VNIndex trong tuần tiếp theo dự kiến kiểm tra ngưỡng 1320 điểm.
• Ngày 29/8, Việt Nam công bố dữ liệu vĩ mô tháng 8. Ngày 30/8, Đức công bố chỉ số giá tiêu dùng, Nhật Bản công bố bán lẻ hàng hóa. Ngày 31/8, Đức công bố tỷ lệ thất nghiệp, Châu Âu công bố chỉ số giá tiêu dùng, Nhật Bản công bố sản lượng công nghiệp. Ngày 1/9, OPEC+ nhóm họp về cung dầu, Châu Âu công bố tỷ lệ thất nghiệp, PMI sản xuất Việt Nam cùng các nước khu vực, Ngày 2/9, Châu Âu công bố chỉ số giá sản xuất. Ngày 3/9, Châu Âu công bố PMI dịch vụ, bán lẻ hang hóa, Trung Quốc công bố PMI dịch vụ, Nhật bản công bố PMI dịch vụ, Mỹ công bố báo cáo lao động.