TTCK VIỆT NAM
ETF VNM công bố danh mục và ETF FTSE tái cơ cấu danh mục, VN-Index tích lũy quanh ngưỡng 1350 điểm.
VN-Index có 1 tuần vận động giằng co giữa lực mua và lực bán trước ngưỡng kháng cự 1350 điểm. Dòng tiền đầu tư duy trì xu hướng tăng khi có 10/19 ngành tăng điểm với 216 cổ phiếu tăng và 165 cổ phiếu giảm. Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với tuần trước khi thị trường chưa có thông tin tích cực mới. Trong khi đó, Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh tập trung vào những mã cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuần tới, việc quỹ ETF FTSE VN tái cơ cấu danh mục và quỹ ETF VNM công bố danh mục sẽ là động lực để thị trường tạo xu hướng mới.
ETF VNM đã công bố danh mục mới. Cụ thể, họ thêm vào THD, SAB, DGC, KDC, DIG, VND, DPM, PVS, SHS và 1 cổ phiếu nước ngoài Bermuda. Kết quả này cũng nâng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam từ 69.22% lên 73.6%. Việc them mới DGC và KDC nằm trong dự báo của BSC tuy nhiên Quỹ thêm 7 cổ phiếu khác nằm ngoài dự báo do một số cổ phiếu đã thỏa mãn tiêu chí của quỹ từ nhiều kỳ trước nhưng đã không được quỹ thêm vào. (chi tiết xin xem trang 11-12)
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Trung Quốc tăng phi mã sau nhịp điều chỉnh
TTCK Châu Âu cùng Mỹ đồng loạt giảm điểm tuần qua (DAX -1.09%, Euuro Stoxx 50 -0.75%, Dow Jones -2.15%, S&P500 -1.69%,), chịu tác động lớn bởi cuộc họp điều hành của ECB tại ngày 9/9. ECB cam kết chưa thay đổi định hướng chính sách, tuy nhiên, quyết điều chỉnh chính sách nới lỏng định lượng, thu hẹp mua trái phiếu cùng các tài sản khác vẫn tác động tiêu cực tới giao dịch. Như vậy, tiếp bước Mỹ, Châu Âu cũng sẽ bắt đầu thu hẹp biện pháp kích thích thanh khoản, đánh dấu thay đổi trong quan điểm điều hành chính sách, khả năng kéo theo vận động tăng lãi suất, nhất là tại các nước phát triển, tác động phần nào tới dòng tiền vào các nước đang phát triển (NHTW Nga tuần qua tăng lãi suất điều hành lần thứ năm trong 2021, thêm 0.25% lên 6.75%). Quyết định của ECB, và lo ngại về sự bùng phát thêm lần nữa của dịch bệnh Covid-19, tại cả Châu Âu cùng Mỹ, tạo áp lực điều chỉnh tuần qua. Điều này cũng hợp lý khi áp lực về lạm phát tiếp tục hiện hữu. Khảo sát Beige Book của FED phản ánh việc lạm phát duy trì tại mức cao khi chi phí sản xuất, gồm vật liệu đầu vào cùng giá lao động, tiếp tục tăng mạnh. Giá sản xuất tăng 8.3% YoY trong tháng 8, sau khi tăng 7.8% YoY trong tháng 7. Giá sản suất cơ bản cũng có mức tăng 6.3% YoY trong tháng 8, sau khi tăng 6.1% YoY trong tháng 7. Trong tuần qua, TTCK Trung Quốc lại có vận động tăng mạnh (CSI300 +3.52%, SHCOMP +3.39%). Cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Trung Quốc – Hoa Kỳ tác động tích cực tâm lý giao dịch trong phiên cuối tuần. Trong tuần, các dữ liệu về xuất nhập khẩu cũng tích cực. Xuất khẩu tăng 25.6% YoY, nhập khẩu tăng 33.1%, trong tháng 8. Đồng thời, động thái xoa dịu nỗi lo về tăng kiểm soát khối doanh nghiệp, triển khai đẩy mạnh quá trình mở cửa đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực nhất định. Cùng với đó, lạm phát giảm (+0.8% YoY trong tháng 8), tín dụng tăng chậm lại (+12.1% YoY trong tháng 8) cho thấy nước này thành công phần nào trong kiểm soát các chỉ tiêu trên.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Lưu ý diễn biến của tình trạng dịch bệnh COVID-19. VNIndex trong tuần tiếp theo dự kiến tích lũy quanh ngưỡng 1350 điểm
• Ngày 13/9, OPEC công bố báo cáo hàng tháng, Nhật Bản công bố chỉ số giá sản xuất. Ngày 14/9, Hoa Kỳ công bố chỉ số giá tiêu dùng, Nhật Bản công bố sản lượng công nghiệp. Ngày 15/9, Trung Quốc công bố bán lẻ hàng hàng hóa, sản lượng công nghiệp, Châu Âu công bố sản lượng công nghiệp, Hoa Kỳ công bố sản lượng công nghiệp. Ngày 16/9, Nhật Bản công bố xuất nhập khẩu, Hoa Kỳ công bố bán lẻ hàng hóa. Ngày 17/9, Châu Âu công bố chỉ số giá tiêu dùng.