TTCK VIỆT NAM
Tích lũy lại sau hoạt động bán mạnh đóng vị thế HĐTL của khối tự doanh vào ngày đáo hạn.
VN-Index điều chỉnh nhẹ - 0.25% sau 2 tuần tăng điểm. Diễn biến này cũng phù hợp với diễn biến của các thị trường khu vực. Trong phiên 27/10, thị trường có phiên giảm xuống dưới vùng tích lũy 1390 điểm từ hoạt động bán ròng 584 tỷ của khối tự doanh trong phiên đáo hạn HĐTL trước khi hồi phục nhẹ vào cuối tuần. Vận động ngành tiếp tục luân chuyển và phân hóa mạnh với sự sụt giảm của ngành Ngân hàng, công nghệ thông tin và tăng giá của ngành Tài nguyên cơ bản, Bảo hiểm, Dịch vụ tài chính. Số ngành tăng điểm chỉ còn 11/19 ngành, giảm so với mức tăng 16/19 ngành tuần trước và có 218 cổ phiếu tăng so với 166 cổ phiếu giảm. VN-Index có thể quay lại vùng tích lũy 1,390 – 1,400 điểm trong tuần tới và chờ thông tin hỗ trợ để tạo động lực tăng trưởng giá.
Tính đến 22/10, 246 công ty niêm yết trên 2 sàn (tỷ lệ 32%) công bố KQKD quý III với LNST tăng 32% so với cùng kỳ. Kết quả này đảo chiều so với tuần trước nhờ đóng góp của các cổ phiếu Ngân hàng và tài chính. Nhóm này chiếm cả 5 vị trí dẫn đầu có LNST tuyệt đối tăng trưởng so cùng kỳ gồm TCB (+1,239 tỷ), SSB (+405 tỷ), OCB (+468 tỷ), SSI (323 tỷ) và TPB (+318 tỷ). Dù vậy phân hóa vẫn ra mạnh mẽ khi có 53% cổ phiếu tăng trưởng âm so cùng kỳ và 17.4% cổ phiếu thua lỗ. Hoạt động công bố thông tin dự kiến tập trung vào tuần tới với tỷ lệ 70-80% số công ty niêm yết và càng khiến cho thị trường còn phân hóa mạnh hơn nữa
TTCK THẾ GIỚI
S&P 500 có chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp tiến lên mức kỷ lục mới
Mùa công bố KQKD quý III tích cực tiếp tục đẩy các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng điểm, qua đó xóa mờ đi nỗi lo ngại về FED kết thúc chương trình mua trái phiếu và lạm phát duy trì mức cao. Số liệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm 6 nghìn đơn xuống còn 290 nghìn, thấp hơn mức dự báo 300 nghìn đơn cũng giúp cho thị trường lạc quan về triển vọng hồi phục kinh tế. Các chỉ CK Hoa Kỳ tăng bình quân trên 2% trong 5 ngày gần nhất và vượt trội so với mức biến động tăng giảm biên độ hẹp của CK Châu Âu và Châu Á. Trong tuần tới Ngân hàng TW Châu Âu (ECB), Nhật Bản (BOJ), Anh (BOE), Canada (BOC) sẽ công bố chính sách tiền tệ sau đó sau đó FED sẽ họp vào 2-3/11. Nhiều khả năng sẽ có những thay đổi trong chính sách tiền tệ, theo hướng thu hẹp các biện pháp kích thích trước nguy cơ lạm phát tăng mạnh. Đây là thông tin lưu ý khi mùa công bố KQKD cũng đã đi được 2/3 chặng đường.
GDP quý III của Trung Quốc chỉ tăng 4.9%, thấp hơn so với số dự báo 5.2% của Reuters, do hoạt động công nghiệp tăng trưởng yếu. Sản lượng công nghiệp chỉ tăng 3.1% so với mức dự báo 4.5%. Các nhà máy Trung Quốc cũng cắt giảm sản xuất do thiếu điện kéo theo chỉ số PMI giảm dưới ngưỡng 50 điểm. Việc dòng tiền bị siết, tăng trưởng đầu tư bất động sản theo khảo sát Bloomberg giảm từ mức tăng 10.9% xuống còn 9.5%. Ngành bất động sản và các lĩnh vực liên quan đang chiếm 1/4 GDP Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm từ các yếu tố nội tại cũng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng hồi phục của các khu vực Đông Nam Á những tháng cuối năm.
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Quốc hội kỳ 2 khóa XV, đợt 1 họp trực tuyến truyền hình từ 20/10/ - 30/10, các nội dung liên quan đến kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách 2021 và 2022 và gói hỗ trợ sẽ được bàn bạc tại thời điểm này.
• VN-Index giao dịch giằng co dưới 1,400 điểm với diễn biến phân hóa và vận động tích cực của nhiều lớp cổ phiếu.
• Ngày 26/10, Chỉ số niềm tin tiêu dùng, chỉ số sản xuất Hoa Kỳ. 27/10, CPI Australia; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ NHTW Canada; Đơn hàng lâu hàng và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 28/10, Báo cáo triển vọng kinh tế BOJ; Lãi suất và biên bản chính sách tiền BOE; GDP quý III lần đầu và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ. 29/10, GDP công bố lần đầu EU.