Chiến thuật tuần tới
Bán tháo mạnh cùng với xu hướng thế giới, VN-Index chưa thấy đáy ngắn hạn. Diễn biến tiêu cực từ TTCK thế giới, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng đã tạo hiệu tiêu cực lên thị trường. VN-Index giảm 14.4% trong tuần, mức giảm mạnh nhất trong 12 năm với 19/19 ngành giảm điểm và 334 cổ phiếu giảm. Cùng với đó, KLGD tăng vọt 52% so tuần trước phần nào cho thấy diễn biến có phần hoảng loạn của thị trường. Nhóm cổ phiếu ngân hàng không còn là trụ đỡ mà vận động giảm điểm cùng thị trường. Một số ít cổ phiếu quy mô nhỏ đi ngược lại xu hướng nhưng do có có câu chuyện hoặc được kiểm soát cung cầu chặt chẽ. Ngân hàng nhà nước đã công bố thông tư 01 quy định thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 cũng như đang xem xét về khả năng hạ lãi suất điều hành. 2 ETFs sẽ cơ cấu danh mục tuần tới, cùng hoạt động bán ròng khối ngoại tiếp tục gây khó khăn cho VN-Index trong quá trình dò đáy.
Tâm lý hoảng loạn, các thị trường chủ chốt giảm từ 10%-20% cho dù có nhiều thông tin hỗ trợ. Virus Covid-19 đang lây lan mạnh tại Châu Âu và ở Mỹ cũng như giá dầu lao dốc không phanh đẩy các thị trường vào trạng thái hoảng loạn. Tiếp theo hạ lãi suất đột tuần trước, FED hỗ trợ thanh khoản khi tăng cho vay qua đêm 500 tỷ USD, sau đó thực hiện repo 1,000 tỷ ngày 13/3. ECB trước đó 1 ngày cũng thông qua gói kích thích kinh tế 135 tỷ USD. Những hoạt động này cũng chưa thể chặn đà bán tháo của các thị trường. TTCK các nước chủ chốt giảm từ 10% -20% trong khi lợi tức trái phiếu Mỹ giảm mạnh và USD Index tăng 1.7%. Thị trường hàng hóa cũng có mức giảm mạnh -5.4%, hầu hết các mặt hàng đều giảm điểm trong đó giá dầu giảm -21%, các kim loại quý như vàng và bạc đều giảm 8%-15%. TTCK thế giới còn tiếp tục biến động phức tạp trong tuần tới, qua đó ảnh hưởng lớn đến TTCK Việt Nam.
Theo sau FTSE, ETF VNM tiếp tục loại cổ phiếu ROS, giao dịch từ 16 – 20/3. Quỹ ETF VNM công bố điều chỉnh danh mục quý I năm 2020, theo đó loại cổ phiếu ROS và thêm mới cổ phiếu Malaysia. Đây là quyết định có phần bất ngờ khi cổ phiếu chưa vi phạm các tiêu chí tại thời điểm 28/2 theo dự báo chúng tôi (link). Danh mục quỹ duy trì 25 cổ phiếu trong đó có 15 cổ phiếu Việt Nam. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam hạ 2.43% từ 70.96% xuống 68.53%, tương đương với bán ra khoảng 11.3 triệu USD theo số liệu chốt tại 28/2. 2 quỹ ETFs sẽ tập trong giao dịch vào phiên 20/3 với một số thay đổi lưu ý như mua MSN (2.4 triệu), POW (0.7 triệu), SSI (0.7 triệu) và bán ROS (14.5 triệu), SBT (3.2 triệu), BVH (1.9 triệu). Thay đổi danh mục xem chi tiết tại trang 10.
VN30 rơi sâu khỏi vùng đáy ngắn hạn 822 điểm, thanh khoản HĐTL tăng mạnh. Chỉ số tiếp tục có phiên giảm mạnh củng cố xu hướng giảm điểm. Xu hướng giảm kích thích hoạt động giao dịch tăng mạnh. Thanh khoản bình quân giảm 39% lên mức 14,601 tỷ/ phiên so với tuần trước với phiên giao dịch kỷ lục giữa tuần. Các HĐTL có mức giảm mạnh hơn VN30, qua đó mở rộng trạng thái chênh lệch âm lần lượt -0.6%, -0.9%, -1.1% và -1.1% ở các kỳ hạn. Hợp đồng mở tăng 2% lên mức 21,469 hợp đồng. VN30 sau khi giảm dưới SMA200 đồ thị tuần, đã mở rộng đà giảm chạm Fibonacci 61.8% của chu kỳ 2012 đến nay. Đà giảm điểm chững lại cuối tuần với cây nến doji với bóng nến dưới dài cho thấy lực cầu đỡ giá vùng thấp. Xu hướng giảm mạnh, tín tín hiệu đảo chiều chưa rõ ràng vẫn mang lại lợi thế cho bên short cho dù khả năng bật hồi kỹ thuật hiện hữu khi các chỉ báo kỹ thuật rớt xuống vùng quá bán.
Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index vẫn trong quá trình dò đáy, tín hiệu hồi phục chưa rõ ràng. NĐT tiếp tục chờ đợi và duy trì tỷ lệ cổ phiếu ở mức an toàn.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số.
Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:
Cổ phiếu chuyển biến tích cực: TNG, HPX, BWE, NVB, DHC
iInvest: Tuần này có 8/21 danh mục Chủ đề có hiệu suất tốt hơn VNINDEX. Đặc biệt, danh mục Ngành Dược - là nhóm cổ phiếu có tính phòng thủ, thích hợp cho đầu tư dài hạn, đặc biệt, trong giai đoạn thị trường biến động xấu - có mức hiệu suất tuần -9.9%, con số này của VNINDEX là -14.5%.
Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Diễn biến dịch cúm Covid-19 trong nước và quốc tế.
Công bố KQKD 2019 và mùa ĐHCĐ của các công ty niêm yết.
Giao dịch NĐT nước ngoài. Quỹ FTSE và VNM tập trung giao dịch phiên 20/3. HĐTL đáo hạn vào 19/3.
Ngày 16/3, Chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp và FDI của Trung Quốc. 17/3, Biên bản chính sách tiền tệ Úc, Bộ trưởng tài chính Châu Âu họp. 19/3, Lãi suất, biên bản họp FOMC; Chính sách tiền tệ của Nhật và Thụy Sỹ. 20/3, Doanh thu bán lẻ Canada và doanh số nhà của Mỹ.
04/05/2025
7 Lượt tải xuống
27/04/2025
4 Lượt tải xuống
Tải xuống20/04/2025
12 Lượt tải xuống
Tải xuống13/04/2025
20 Lượt tải xuống
Tải xuống07/04/2025
31 Lượt tải xuống
Tải xuống29/03/2025
25 Lượt tải xuống
Tải xuống