Báo cáo vĩ mô tuần

Tuần 14_Đi tìm điểm cân bằng_PTKT_VNM,VCB,VIC,NLG,VRE_20200328

  • Ngày đăng

    29/03/2020

  • Ngôn ngữ

    Tiếng Việt

  • Lượt tải về

    1698

Báo cáo chi tiết

Chiến thuật tuần tới                               
Thị trường hồi phục sau sau nhịp bán tháo đầu tuần, VN-Index vẫn trong vùng biến động mạnh. VN-Index hồi phục chỉ còn giảm -1.9% sau nhịp bán tháo đầu tuần với 3/19 ngành tăng điểm. Khối ngoại giảm quy mô và quay lại mua ròng trong phiên cuối tuần hỗ trợ cho dòng tiền bắt đáy tại các mã cổ phiếu lớn giảm sâu như BVH, VIC, VCB, VNM. 2/3 cổ phiếu trong nhóm VN30 giảm trên 30% so với trước kỳ nghỉ Lễ, chỉ số P/E Index giảm xuống 10 lần đang kích thích lòng tham cùng với sự tham gia của NĐT mới và sự trở lại của các nhà đầu tư kỳ cựu. Diễn biến của thị trường thế giới vẫn rất khó lường, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng suy giảm nghiêm trọng cũng như sự đình trệ trong hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết còn khiến cho thị trường biến động khó lường trước khi xác lập vùng đáy ổn định và phục hồi trở lại. Dù sao khối ngoại trở lại mua ròng sau chuỗi bán ròng hơn 30 phiên là tín hiệu tích cực và hỗ trợ cho chỉ số hồi phục ngắn hạn.

Mỹ có số ca nhiễm Virus Covid-19 nhiều nhất thế giới, các chỉ số chứng khoán vẫn hồi phục nhờ tin hỗ trợ. Với hơn 17 nghìn ca nhiễm Virus Covid-19 mới, Mỹ trở thành quốc gia có số ca nhiễm lớn nhất thế giới. Cùng với đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp kỷ lục lên đến 3.3 triệu cũng không thể kìm hãm đà hồi phục của các chỉ số chứng khoán Mỹ trước thông tin gói cứu trợ lớn nhất lịch sử 2,000 tỷ USD. Thị trường chứng khoán Mỹ và các nước chủ chốt tăng trên 11%. Những chính sách hỗ trợ nền kinh tế dồn dập của Chính phủ Mỹ tác động lên các thị trường trong tuần qua. USD Index giảm -4.3% so với các đồng tiền chủ chốt dù vậy vẫn tăng nhẹ so với một số đồng tiền các nước, trong đó có Việt Nam. Thị trường hàng hóa cũng tăng 2.6%, trong đó đáng chú ý với các kim loại quý như vàng tăng 9.5% và bạc tăng 17%. Tâm lý thị trường tích cực với gói hỗ trợ khổng lồ của Chính phủ Mỹ dù vậy tình hình dịch bệnh và các số liệu kinh tế kém khả quan đang khiến rủi ro thị trường tăng cao.
 
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quý I năm 2020. Tổng cục thống kê đã công bố các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong quý I, trong đó đáng chú ý GDP tăng trưởng thấp trong nhiều năm chỉ đạt 3.82%, các khu vực công nghiệp – xây dựng, nông lâm nghiệp - thủy sản và thương mại – dịch vụ đều tăng trưởng chậm so cùng kỳ 2019. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 26% so cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ tăng 2.2% cùng kỳ mức tăng thấp nhất trong 5 năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 0.7% so cùng kỳ. Trong khi giá vàng tăng 3.87% và USD tăng 0.17% so tháng trước (Xem chi tiết tại trang 8). Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quý I năm 2020 cho thấy sự sụt giảm đáng kể so cùng kỳ. Chính phủ do vậy sẽ còn phải thực thi các chính sách quyết liệt và đồng bộ để vực đậy nền kinh tế trong và sau dịch Covid – 19.  

VN30 vận động chậm ở vùng đáy, các HĐTL có trạng thái chênh lệch âm lớn với chỉ số. VN30 tiếp tục có vận động dò đáy với mức giảm -4.7%, các HĐTL dù vậy có mức giảm mạnh trên -8%, qua đó mở rộng trạng thái chênh lệch âm lần lượt -4.2%, -5.0%, -5.3% và -5.4% ở các kỳ hạn. Thanh khoản bình quân 10,896 tỷ/ phiên, giảm 13% so với tuần trước. Hợp đồng mở tăng 7% lên mức 18,703 hợp đồng. VN30 mở rộng đà giảm khi rơi dưới 672 điểm (Fibonacci 61.8% của chu kỳ 2012 đến nay). Xu hướng giảm mạnh tuy nhiên các chỉ báo kỹ thuật đã rơi vào vùng quá bán và chỉ số cũng có 3 tuần giảm do vậy vận động hồi kỹ thuật có thể diễn ra trong tuần tới. Cùng với trạng thái chênh lệch âm lớn, hoạt động mua thăm dò vị thế long ở nhịp rung lắc có thể cân nhắc trong tuần tới.

Khuyến nghị trading ngắn hạn: VN-Index vẫn trong quá trình dò đáy, tín hiệu hồi phục chưa rõ ràng. NĐT tiếp tục chờ đợi và duy trì tỷ lệ cổ phiếu ở mức an toàn.
Khuyến nghị đầu tư trung dài hạn: Giữ tỷ trọng, theo dõi vận động của dòng tiền và chỉ số.

Các cổ phiếu lưu ý về phân tích kỹ thuật:

Cổ phiếu chuyển biến tích cực: VNM, VCB, VIC, NLG
Cổ phiếu tích lũy: VRE

iInvest:  Tuần này có 2/21 danh mục Chủ đề có hiệu suất tốt hơn VNINDEX. Đặc biệt, danh mục FTSE Việt Nam - được kỳ vọng sẽ thu hút dòng tiền lớn từ các quỹ đầu tư thụ động dựa theo chỉ số FTSE - hôm nay có mức hiệu suất ngày ấn tượng 0.4%, con số này của VNINDEX là -1.9%

Những thông tin lưu ý trong tuần tới
Diễn biến dịch cúm Covid-19 trong nước và quốc tế.
Các chính sách hỗ trợ kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế trong và sau dịch.
KQKD quý I năm 2020 dự kiến của các công ty niêm yết.
Ngày 31/3, Chỉ số sản xuất công nghiệp Trung Quốc, PMI và và chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ. 1/4, Biên bản chính sách tiền tệ Úc; PMI của EU; thay đổi bảng lương phi nông nghiệp Mỹ. 2/4, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, cán cân thương mại, đơn đặt hàng nhà máy Mỹ. 3/4, Doanh thu bán lẻ EU, Tỷ lệ thất nghiệp và thu nhập bình quân giờ làm của Mỹ.

icon BSC
Webtrading
icon BSC
Smart Invest
icon Hỗ trợ
trực tuyến
Thu gọn
Liên kết nhanh