Tiêu đề Tuần 16_Cập nhật tình hình dòng vốn nước ngoài và ETF trong Quý 1/2024 và dự báo quý II_240415
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 15/04/2024
Số trang : 19
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2188 Kb
Tải về: 531
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Cổ phiếu Ngân hàng nâng đỡ chỉ số trong phiên giao dịch cuối tuần
VN-Index bật tăng 1.7% sau 1 tuần giảm điểm và trở lại kênh trên của vùng tích lũy đỉnh 1,235 – 1,275 điểm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng là tâm điểm giúp chỉ số hồi phục, 5 cổ phiếu BID, CTG, TCB, MBB, LPB đóng góp 62% mức tăng trong tuần của VN-Index. Thị trường tăng điểm trong nghi ngờ khi chỉ có 42% và 6/18 ngành tăng điểm cùng với thanh khoản thấp. 2 ngành Du lịch và giải trí, bán lẻ tăng trên 1% nhưng có đến 8 ngành có quy mô vừa và nhỏ giảm trên 2%. Cùng với thông tin quốc tế, KQKD quý I tiếp tục là lực đỡ cho thị trường. Dù vậy, khi giá quay lại vùng kháng cự với thanh khoản thấp, sau 2 tuần tư vấn canh mua vào, chúng tôi cho rằng NĐT nên cẩn thận theo dõi diễn biến trước khi gia tăng tỷ trọng đầu tư.
Theo sau nhận định duy trì dự báo GDP Việt Nam 6% và giữ nguyên lãi suất của HSBC cuối tuần trước, ADB cũng giữ nguyên dự báo tăng trưởng 6% bất chấp bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. FDI, kiều hối, thặng dư thương mại, tiêu dùng phục hồi, tài khóa đẩy mạnh được coi chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng 2024. Các tổ chức vẫn đang nhận định tích cực về triển vọng kinh tế VN. Ngoài ra, theo cập nhật của Fiinpro, tính đến 12/4 mới có 8 công ty công bố KQKD với mức tăng trưởng LNST so cùng kỳ là 47%, đóng góp chủ yếu từ cổ phiếu MBS. Mùa công bố KQKD sẽ sôi động khi nhiều công ty hé lộ KQKD tích cực tại ĐHCĐ và là thông tin hỗ trợ TT trong ngắn hạn.
 
TTCK THẾ GIỚI
Biến động mạnh trong tuần, các chỉ số CK Hoa Kỳ vẫn vững vàng
Sau phiên giảm mạnh do thông tin CPI, các chỉ số CK Hoa Kỳ nhanh chóng hồi phục khi đón nhận chỉ số PPI thấp hơn dự báo. Chỉ số Nasdaq lập đỉnh kỷ lục trong phiên 11/4 trong khi các chỉ số khác thu hẹp mức giảm. Chỉ số EU600 tăng 0.5% sau khi ECB giữ nguyên lãi suất và để ngỏ khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ. Nekkei 225 vẫn vượt trội khi tiếp tục tăng 1%, mở rộng mức tăng lên 40%yoy. Đồng USD tiếp tục mạnh lên khi DXY tăng 1.5% và trái phiếu 10y Hoa Kỳ tăng thêm 0.2%. Chỉ số hàng hóa giảm nhẹ 0.2% do giá dầu -2.2%, thép HRC -5.8% và một số hàng nông nghiệp trong khi vàng +2.3%, bạc +6%. Diễn biến các thị trường đang biến động nhanh theo các dữ liệu vĩ mô công bố tuần qua.
CPI Hoa Kỳ tháng 3 tăng 0.4%mom và 3.5%yoy, cao hơn mức dự báo 0.3% và 3.4%. Dữ liệu cũng cao hơn 0.3% của tháng 2 cho thấy lạm phát đang tăng tốc trở lại. CPI lõi cũng tăng 0.1% so với dự báo. Chi phí nhà ở và năng lượng dẫn dắt đà tăng CPI, theo đó năng lượng tăng 1.1% và nhà ở tăng 0.4% so tháng trước. Giá thực phẩm chỉ tăng 0.1%mom. Kỳ vọng chi phí nhà hạ nhiệt là yếu tố trọng tâm cho lạm phát hạ nhiệt tuy nhiên điều này chưa diễn ra trong quý I. Lạm phát tăng nóng hơn dự báo khiến cho quan chức FED thận trọng về xu hướng chính sách tiền tệ trong ngắn hạn.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa ĐHCĐ và KQKD quý I của các Doanh nghiệp niêm yết.
• 15/4, Doanh thu bán lẻ và chỉ số sản suất Hoa Kỳ; IMF họp từ 15-20/4. 16/4, Chỉ số sản công nghiệp, Doanh thu bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp GDP Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp Anh; Cán cân thương mại EU; CPI Canada; Giấy phép xây dựng và chỉ số sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ. 17/4, CPI Anh, EU và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 18/4, Tỷ lệ thất nghiệp Úc, Hoa Kỳ; Chỉ số niềm tin tiêu dùng EU. 19/4, Doanh thu bán lẻ Anh.