Tiêu đề Tuần 17_Dự báo số lượng mua/bán cổ phiếu của các quỹ ETF liên quan đến bộ chỉ số VN30 và Vietnam Diamond_240422
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 22/04/2024
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1960 Kb
Tải về: 193
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thông tin tiêu cực kích hoạt giao dịch bán tháo, thị trường giảm sâu
Thông tin tiêu cực quốc tế và trong nước đã nhấn chìm VN-Index với mức giảm 8% chỉ trong 4 phiên giao dịch trong tuần. Các cổ phiếu suy yếu nhanh và lan rộng ra toàn thị trường với 92% cổ phiếu và 16/18 ngành giảm điểm. Những ngành có beta cao và đã tăng mạnh như Dịch vụ tài chính, Hóa chất, BĐS và Xây dựng & vật liệu giảm trên 7%. Tâm lý tiêu cực trước nhiều thông tin bất lợi là lý do chính khiến thị trường giảm sâu trong tuần. Tính đến 19/4, có 126/1666 công ty niêm yết trên 3 sàn công bố KQKD quý I với mức LNST tăng 25%yoy, trong đó 42.8% doanh nghiệp tăng trưởng âm và 18.2% doanh thua lỗ. Số liệu ban đầu này khá tích cực và phần nào sẽ hỗ trợ thị trường trong quá trình dò đáy ngắn hạn.
Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, tính đến cuối tháng 3/2024, khoảng 32/657 nghìn tỷ vốn đầu tư công chưa phân bổ chi tiết, trong đó ngân sách trung ương 9.5 nghìn tỷ và địa phương là 22.5 nghìn tỷ. Nguyên nhân chủ yếu các dự án khởi công mới, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định. Q12024, giải ngân đầu tư công khá tích cực khi thực hiện gần 90 nghìn tỷ, tương đương 13.7% kế hoạch Thủ tướng và cao hơn 10.3%yoy. Dù vậy Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu những khó khăn mới về cấp phép mỏ cát mới, cùng với khó khăn như giải phóng mặt bằng chậm, thủ tục đầu tư chưa kịp thời, năng lực nhà thầu hạn chế, … sẽ ảnh hưởng tốc độ giải ngân đầu tư công.
 
TTCK THẾ GIỚI
Chứng khoán toàn cầu bị bán mạnh sau thông tin xảy ra vụ nổ Iran
Giảm 5 phiên liên tiếp tính đến 18/4, S&P 500 có chuỗi lao dốc dài kể từ tháng 10/2023. Chỉ số CK Hoa Kỳ có mức giảm bình quân 2.5% do lo ngại chính sách tiền tệ FED trước lạm phát và nguy cơ xung đột leo thang với vụ nổ tại Iran. Làn sóng giảm điểm cũng lan rộng trên thị trường Châu Âu và Châu Á. Chỉ số EU600, Nikkei 225 giảm lần lượt 1.9% và 5.8%. TTCK Trung quốc hiếm hoi tăng điểm khi đón nhận tin tích cực tăng trưởng GDP. DXY tăng nhẹ 0.03% và trái phiếu kỳ tăng 0.07%. Chỉ số hàng hóa tăng lại 0.1% dẫn dắt bởi các kim loại quý. Giá dầu dù vậy giảm 2.3% bất chấp xung đột có nguy cơ gia tăng tại Trung Đông.
GDP quý I Trung Quốc tăng trưởng 5.3%, cao hơn dự dự báo 4.6% và 5.2% của quý IV 2023. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5.2%, chấm dứt chuỗi tăng 3 tháng liên tiếp nhưng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 3 đều thấp hơn so kỳ vọng cho thấy khó khăn nhất định để đạt mục tiêu tăng trưởng 5% năm 2024. Về phía Hoa Kỳ và EU, các thông điệp điều hành chính sách tiền tệ cũng dần rõ nét hơn. Chủ tịch ECB nhận định có thể cắt giảm lãi suất nếu không có thêm cú sốc lớn trong khi chủ tịch FED cho rằng FED chưa đủ tin giảm lãi suất và cần nhiều thời gian để đạt được niềm tin này. Sức khỏe của 2 nền kinh tế khác nhau có thể kéo theo sự lệch pha về chính sách tiền tệ sau nhiều kỳ họp giữ nguyên lãi suất.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa ĐHCĐ và KQKD quý I của các Doanh nghiệp niêm yết.
• 22/4, Lãi suất 1 và 5 năm Trung Quốc; chỉ số niềm tin tiêu dùng EU. 23/4, PMI sản xuất và dịch vụ Anh, EU và Hoa Kỳ. 24/4, CPI Úc; Doanh thu bán lẻ Canada; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 25/4, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, GDP quý I công bố lần đầu và cán cân thương mại Hoa Kỳ. 26/4, CPI, lãi suất biên bản chính sách tiền tệ Nhật; PCE và chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.