Tiêu đề Tuần 18_Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc 2024_240429
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Doanh nghiệp HOSTC
Chi tiết Ngày : 29/04/2024
Số trang : 18
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2609 Kb
Tải về: 194
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

 TTCK VIỆT NAM

VN-Index hồi phục sau tuần bán tháo
VN-Index có mức tăng 3%, hồi phục hơn 1/3 số giảm điểm của tuần trước. Độ rộng tăng điểm chưa áp đảo nhưng đã tích cực hơn nhiều so tuần trước với 70% cổ phiếu và 12/18 ngành giảm điểm. TT quốc tế tích cực, tâm lý NĐT bình ổn và khối ngoại trở lại mua ròng 22 triệu USD là những yếu tố hỗ trợ VN-Index bật tăng từ vùng hỗ trợ. Vận động ngành đang dần phân hóa theo KQKD quý I, theo đó những ngành có QKKD tích cực như công nghệ, bán lẻ, du lịch & giải trí tăng trên 3% trong khi truyền thông, bất động sản, tiện ích giảm trên 1.5%. Mùa công bố KQKD quý I và ĐHCĐ đang bước vào giai đoạn cuối. Thị trường sẽ bước vào vùng trũng thông tin, do vậy NĐT cần cẩn thận giao dịch, tranh thủ những phiên tăng điểm để giảm bớt tỷ lệ nắm giữ về mức an toàn nhằm linh hoạt trước biến động khó lường trong ngắn hạn. 
Theo dữ liệu FiinPro, tính đến 26/4/2024, 707 tương đương 42% số công ty trên 3 sàn đã công bố KQKD quý I. Tăng trưởng LNST toàn thị trường ở mức 14.2%. Tính riêng trên HSX và HNX, 61.2% công ty đã công bố với LNST tăng trưởng 19.1%. 15/30 cổ phiếu VN30 tăng trưởng 24.7% trong khi 10/23 Ngân hàng tăng trưởng 13.5%. Trên 2 sàn có 85.4% công ty có lãi và 74% công ty tăng trưởng dương. Nhóm công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận tuyệt đối cùng kỳ lớn nhất gồm HPG, TCB, VPB, LPB và VIC trong MBB, REE, VSH, NT2 và ACB tăng trưởng âm. Mùa công bố KQKD quý I đã đi được hơn một nửa chặng đường với kết quả tương đối tích cực đồng thuận với sự phục hồi của kinh tế vĩ mô.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ giao động mạnh trước thông tin vĩ mô trong tuần tăng điểm
GDP quý I Hoa Kỳ đạt 1.6% quý I, thấp hơn mức dự báo 2.4% trong khi PCE tăng 3.4% cao hơn nhiều so với mức 1.8% quý trước đã lấy bớt thành quả tăng điểm đầu tuần nhờ mùa công bố KQKD tích cực. Các chỉ số CK Hoa Kỳ có mức tăng bình quân 2.2%. Diễn biến tương đồng với các chỉ số chủ chốt Châu Âu và Châu Á, EU600 +1.2%, Nikkei 225 +2.2%. Dữ liệu kinh tế kéo theo DXY giảm 0.4%, hỗ trợ chỉ số hàng hóa tăng 0.8%. Dầu và gas tự nhiên là 2 mặt hàng tăng tốt trong khi giá kim loại quý như vàng và bạc giảm lần lượt 2% và 3.7%. Tuần tới, FED sẽ có phiên họp tháng 5, thị trường sẽ chờ đợi thông điệp khi nền kinh tế Hoa Kỳ có dấu hiệu kém khả quan về tăng trưởng và lạm phát.
Báo cáo Ngân hàng BOA nhận định bi quan về các đồng tiền Châu Á và cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Nhiều đồng tiền khu vực đã giảm xuống mức thấp khi USD tăng giá ảnh hưởng từ việc FED hoãn việc giảm lãi suất. Tỷ giá rơi xuống mức thấp 4 năm, NHTW Indonesia đã bất ngờ tăng lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày, lãi suất tiền gửi và cho vay qua đêm thêm 0.25%. Đồng Rupiah đã giảm 4% từ đầu năm, và quyết định tăng lãi suất nhằm củng cố ổn định đồng nội tệ trước rủi ro toàn cầu đang xấu đi. Áp lực giảm giá đồng nội tệ cũng đang diễn ra tại nhiều quốc gia Châu Á, tạo áp lực không nhỏ đến điều hành chính sách của các NHTW khu vực.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa ĐHCĐ và KQKD quý I của các Doanh nghiệp bước vào giai đoạn cuối.
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 4/2024
• 29/4, CPI Đức, Pháp và Tây Ban Nha. 30/4, Doanh thu bán lẻ và Tỷ lệ thất nghiệp Nhật; PMI Trung Quốc; CPI EU; GDP Canada; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 1/5, PMI Nhật, Canad, Hoa Kỳ; Thuy đổi bản lương phi nông nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ . 2/5, Lãi suất và biên bản FOMC kỳ họp tháng 5, đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 3/5, Tỷ lệ thất nghiệp EU và Hoa Kỳ.