Tiêu đề TCM_NẮM GIỮ_TP 26,600_Cơ hội từ rủi ro_BSC Company Update 13112018
Loại báo cáo Phân tích công ty
Nguồn BSC
Doanh nghiệp TCM
Chi tiết Ngày : 13/11/2018
Số trang : 7
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 582 Kb
Tải về: 405
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

Định giá
Chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu TCM với giá mục tiêu cho năm 2018 là 26,600 đồng/CP dựa trên phương pháp định giá P/E với mức P/E mục tiêu là 7x – tương đương mức trung vị của các doanh nghiệp dệt may niêm yết.
Chúng tôi đánh giá cao chuỗi sản xuất khép kín từ sợi của TCM – một lợi thế giúp công ty thu hút thêm nhiều đơn hàng dệt may trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đang được xúc tiến ký kết và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung góp phần tạo ra sự dịch chuyển sản xuất hàng may mặc sang Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý nhà đầu tư về những ảnh hưởng từ việc đối tác Sear của TCM nộp đơn xin phá sản gần đây có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.


Dự báo kết quả kinh doanh.
BSC ước tính doanh thu thuần năm 2018 của TCM đạt 3,525 tỷ (+9.8% YoY), LNST = 235 tỷ (+22.5% YoY), tương đương với EPS = 3,800 đồng/CP, P/E fw = 6.7x. Ước tính này của chúng tôi dựa trên giả định là năm 2018, công ty ghi nhận khoảng 50 tỷ lợi nhuận khác từ chuyển nhượng đất và thanh lý tài sản; đồng thời thực hiện trích lập 30 tỷ (~1.3 triệu USD) đối với khoản phải thu từ Sear.


Cập nhật doanh nghiệp (xem tiếp trang 2)


(1) Kết quả kinh doanh 9T2018: Doanh thu thuần đạt 2,826.8 tỷ đồng (+15.4% YoY). Biên LNG tăng từ 15.9% lên 17.6% nhờ tăng tỷ trọng doanh thu mảng vải, biên lợi nhuận của mảng sợi được cải thiện trong khi cùng kỳ thua lỗ. LNST đạt 213.5 tỷ (+25% YoY)


(2) Ảnh hưởng từ đối tác Sear: BSC đánh giá việc Sear (đối tác đóng góp 7% doanh thu cho TCM) nộp đơn xin phá sản theo chương 11 Luật phá sản liên bang sẽ không ảnh hưởng đến doanh thu năm 2018 của công ty, nhưng việc Sear bị thu hẹp về quy mô (theo phương án tái cấu trúc) hoặc tệ hơn là phải dừng hoạt động thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của TCM trong 2019. Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng đối khoản phải thu với các công ty con của Sear giá trị 95.5 tỷ đồng (tại 30/09/2018) sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của TCM trong năm nay và năm tới.


(3) Tăng công suất: Công ty có kế hoạch nâng công suất vải dệt từ 9.6 triệu m2 lên 11.3 triệu m2 (+17.7% YoY) trong cuối năm 2018; đồng thời tăng năng lực sản xuất của xí nghiệp may Trảng Bàng (mới mua lại) lên 5 triệu SP/năm vào đầu 2019.


(4) Dự án TCM Tower: Dự kiến triển khai xây dựng trong 2H2019, và có thể mở bán từ 2020.


Rủi ro đầu tư:
• Rủi ro từ đối tác Sear: Liên quan đến việc Sear nộp đơn xin phá sản, TCM sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều về đơn hàng cũng như sẽ phải trích lập dự phòng đối với khoản phải thu. Chúng tôi cũng lưu ý đến rủi ro thanh toán đối với khách hàng Mỹ của TCM vì hình thức thanh toán hiện đang áp dụng đối với các đối tác này chủ yếu là điện chuyển tiền (TT).
• Rủi ro tỷ giá: Theo ước tính của DN, với số dư nợ và tài sản gốc ngoại tệ tại 31/12/2017, 5% tăng lên của tỷ giá USD/VND sẽ làm giảm 32.4 tỷ lợi nhuận của TCM.