Tiêu đề FPT_MUA MẠNH_TP 75,300 VND_Upside 39%_Cá chép hóa rồng vàng_BSC Company Report
Loại báo cáo Phân tích công ty
Nguồn BSC
Doanh nghiệp FPT
Chi tiết Ngày : 22/08/2019
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1378 Kb
Tải về: 1808
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

Định giá
Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA MẠNH cổ phiếu FPT và nâng giá mục tiêu từ mức 59,100 đồng/cp (báo cáo cũ trước ngày chia cổ tức) lên mức 75,300 đồng/cp (+39% so với mức giá đóng cửa ngày 20/8/2019) cho mục tiêu cuối năm 2020 dựa trên giả định (1) Thị trường Mỹ tăng trưởng cao hơn so với kỳ vọng ban đầu của BSC (2) Biên LNG được cải thiện khi các dự án Chuyển đổi số tăng tỷ trọng trong Khối Công nghệ theo hai phương pháp P/E và FCFE với tỷ trọng 40%/60%.
Dự báo kết quả kinh doanh    
Năm 2019, BSC dự báo DTT và LNTT của FPT đạt 28,269 tỷ (+21.8% YoY) và 4,866 tỷ (+26.3% YoY). EPS FW 2019 đạt 4,902 VND/cp (+25.8% YoY) (đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi), tương đương với PE FW 2019 là 10.7.
Năm 2020, BSC dự báo DTT và LNTT của FPT đạt 33,858 tỷ (+19.8% YoY) và 5,867 tỷ (+22.0% YoY). EPS FW 2020 đạt 5,967 VND/cp (+22.0% YoY).
Luận điểm đầu tư
1. Xu hướng CN mới (Chuyển đổi số) và thị trường xuất khẩu rộng lớn đảm bảo tốc độ tăng trưởng ngành. Việt Nam tiếp tục có ưu thế nhờ nhân công giá rẻ, giá đấu cạnh tranh với đối thủ.
2. Tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh khả quan dự báo duy trì trong 3 – 4 năm tới. Biên LNG được cải thiện nhớ tăng tỷ trọng dự án Chuyển đổi số
3. Kỳ vọng gia tăng giá trị sản phẩm thông qua phát triển công nghệ mới và cơ hội M&A  
4. Cổ phiếu chịu mức PE thấp trong nhiều năm (BSC cho rằng mức định giá PE thấp do mảng Phân phối và Bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn trong DT), và đang được định giá lại với vị thế là một công ty công nghệ với tiềm năng triển vọng khả quan trong các năm tới
Catalyst                       
•    SCIC thoái vốn khỏi FPT
•    CTCK phát hành chứng quyền FPT
Rủi ro đầu tư        
•    Cạnh tranh gay gắt tại khối Viễn thông và Nội dung số
•    Chi phí đầu tư hạ tầng viễn thông hàng năm lớn