Tiêu đề 06052021_BSC_Vietnam Sector Outlook_VN_2Q2021
Loại báo cáo Phân tích ngành
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 06/05/2021
Số trang : 71
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 3282 Kb
Tải về: 5575
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
Kính gửi Quý nhà đầu tư,
 
Trải qua đều đặn các năm, các quý BSC thường đưa ra các chủ đề đầu tư, đánh giá tổng quát các cơ hội có thể có, giúp NĐT có thêm những lựa chọn trong xuyên suốt 1 năm. Trong giai đoạn Q2/2021, BSC vẫn tiếp tục duy trì quan điểm TÍCH CỰC đối với thị trường nói chung dựa vào kỳ vọng đà tăng trưởng KQKD tiếp tục duy trì và cập nhật những yếu tố có ảnh hưởng chính, thúc đẩy thị trường tăng trưởng.
 
Thứ nhất, vận động dòng vốn đầu tư tài chính toàn cầu sang các thị trường mới nổi thông qua ETF và cơ hội nâng hạng thị trường. Năm 2021 được coi là năm bản lề quan trọng trong việc thay đổi về cấu trúc cũng như chất lượng hướng đến giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán với Luật Chứng khoán sửa đổi, luật Doanh nghiệp 2020 và luật Đầu tư 2020 sẽ được chính thức áp dụng đồng thời từ 
01/01/2021. Từ những thay đổi mới trên, đây là tiền đề giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thỏa mãn được các tiêu chí nâng hạng thị trường. BSC dự báo thị trường Việt Nam sẽ có cơ hội được nâng hạng FTSE vào tháng 9/2021 và cơ hội nâng hạng MSCI sẽ diễn ra trong giai đoạn 2023-2025.
 
Thứ hai, động lực kép từ dòng vốn cá nhân trong nước với môi trường lãi suất thấp. Năm 2020 cũng đánh một dấu mốc mới với số lượng tham gia mạnh mẽ của nhóm nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt nhóm các nhà đầu tư mới F0. Tài khoản cá nhân trong nước hiện chiếm đến 78.7% tổng giá trị giao dịch, tăng từ mức 70% năm 2019.
 
Thứ ba, thị trường VN và khu vực mới nổi sẽ được định giá ở mức cao hơn trong bối cảnh các NHTW sẽ duy trì chính sách điều hành lãi suất ở mức thấp trong 1-2 năm tới. Tính đến 10/01/2020, VN-Index hiện đang giao dịch ở mức PE tra cứu (trailing) là 18.4 lần, cao hơn mức 15.5% trung bình. Nếu nhìn lại trong quá khứ, chúng ta có thể thấy mức độ định giá của thị trường sẽ có độ tương quan ngược chiều với lãi suất. Do đó chúng tôi tin rằng trong năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được định giá giao dịch với mức PE bình quân khoảng 18.x lần, cao hơn khoảng 15-20% (lãi suất TB=5.6%) so với mức PE trung bình giai đoạn 2015-2019 (15.x lần, lãi suất TB = 7%) và giai đoạn 2011-2013 (12.x lần, Lãi suất TB= 11%). Chúng tôi cho rằng diễn biến vĩ mô tại thời điểm này có nền tảng vững chắc và có nhiều điểm khác biệt tương đối so với giai đoạn khủng hoảng 2009-2011, do đó rủi ro thị trường sụt giảm sốc sẽ có khả năng xảy ra khi thị trường tăng quá nóng.
 
Thứ tư, tiến triển bào chế Vaccine đã có những bước tiến vượt bậc trong năm 2020, việc đưa vào sử dụng rộng rãi sẽ củng cố đà hồi phục của nhu cầu tiêu thụ. Tính tới thời điểm hiện tại, trên thế giới có hơn 20 loại vaccine đang được nghiên cứu, trong đó, có 8 loại vaccine đang được thử nghiệm ở pha III. Thời gian kiểm nghiệm độ hiệu quả của vaccine và được phân phối rộng rãi hơn dự kiến sẽ rơi vào nửa cuối năm 2021. Theo đó, chúng tôi kỳ vọng việc này có thể giúp hồi phục nhu cầu và sức mua các mặt hàng tiêu dùng, qua đó ảnh hưởng tích cực lên (1) sự hồi phục của các doanh nghiệp xuất khẩu và (2) bản thân nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Các nhóm ngành được BSC kỳ vọng sẽ phục hồi tốt như DẸT MAY, THỦY SẢN
 
Thứ năm, phục hồi tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ các ngành trong năm 2021 (Tăng trưởng EPS năm 2021 dự báo = 22%) là yếu tố giúp thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch ở mức hấp dẫn hơn.Chúng tôi tin rằng hiệu suất của tất cả các nhóm đều có mức tăng nhẹ cùng chiều với sự vận động của VNIndex. Theo dự báo của BSC dựa trên 65 mã cổ phiếu chiếm khoảng 80% vốn hóa thị trường, lợi nhuận sau thuế của VNIndex năm 2021F sẽ ghi nhận mức tăng trưởng +28% YoY, tương đương mức tăng trưởng EPS năm 2021 = 22% với giả định tỷ lệ pha loãng cổ phiếu bình quân 2016-2019 = 6%. Mức tăng trưởng lợi nhuận được dự báo khả quan đến từ sự phục hồi chung các nhóm ngành kinh tế với tỷ trọng đóng góp chính đến từ (1) Ngân Hàng, (2) Bất động sản, (3) Công nghiệp (bao gồm VLXD, Tài nguyên cơ bản), (4) Dầu khí và (5) Dịch vụ tiêu dùng bán lẻ. Theo đó, VN-Index đang giao dịch với mức PE dự báo năm 2021 = 19.5 lần. BSC dự báo VN-Index theo kịch bản tích cực sẽ đạt 1,350 điểm vào cuối năm 2021/
 
Thứ sáu, giải ngân đầu tư công sẽ là “đôi cánh” nâng đỡ tăng trưởng kinh tế Việt Nam phục hồi trong năm 2021. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2020 ghi nhận mức tăng trưởng đáng khích lệ, ước đạt 91.13% so với kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, tương đương với ước ghi nhận khoảng 466.3 nghìn tỷ đồng. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư công tập trung vào xây dựng hạ tầng giao thông liên vùng và kinh tế số là trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng các ngành nghề kinh tế với hàng loạt dự án. Chính sách trên có điểm tương đồng tương đối lớn với chính sách điều hành của Trung Quốc hậu giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đây chính là yếu tố cốt lõi giúp kinh tế Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng thần tốc giai đoạn sau đó. Các nhóm ngành được BSC kỳ vọng được hưởng lợi trực tiếp bao gồm XÂY DỰNG và VẬT LIỆU XÂY DỰNG. Chúng tôi tin rằng việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông sẽ giải quyết “nút thắt cổ chai” về vận chuyển, kết nối từ đó giúp các nhóm ngành BẤT ĐỘNG SẢN THƯƠNG MẠI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP, CẢNG BIỂN có thể được hưởng lợi gián tiếp. 
 
Nối tiếp Báo cáo Vietnam Sector Outlook 2021, BSC xin gửi tới Quý nhà đầu tư Vietnam Sector Outlook Quý 2 2021. Trong Báo cáo Triển vọng Ngành Quý 2, BSC đưa ra 4 chủ đề đầu tư cùng với nhận định cho các Ngành kinh tế với các nhóm nhận định Khả quan – Trung lập.
 
BSC kính chúc Quý nhà đầu tư một năm đầu tư sáng suốt, may mắn và thành công!