Tiêu đề Tuần 46_Tích lũy 1,420-1,460 điểm để tạo động lực tăng giá mới_PTKT_FMC,VSC,GIL,SRA_20211108
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 07/11/2021
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2123 Kb
Tải về: 975
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Bệ đỡ từ KQKD, kỳ vọng thông tin hỗ trợ và luân chuyển từ dòng tiền dồi dào, VN-Index duy trì tăng nhẹ cùng với sự phân hóa.
Áp lực chốt lãi chủ động diễn ra ở các nhóm BĐS và nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh trước đó kéo thanh khoản tăng mạnh và thu hẹp đà tăng của VN-Index. Tính chung tuần, VN-Index tăng 0.85% và mức độ phân hóa mạnh hơn với 238 cổ phiếu tăng, 155 cổ phiếu giảm và chỉ còn 13/19 ngành tăng điểm. Dòng tiền chuyển dịch sang các nhóm cổ phiếu Dịch vụ tài chính (+8.9%) và Ngân hàng (+2.5%) giữ cho thị trường ổn định trước áp lực chốt lãi trên diện rộng. Mùa công bố kinh doanh quý III đã kết thúc và thời điểm công bố gói hỗ trợ chưa rõ ràng cùng với hoạt động thu gọn margin của các CTCK là trở ngại cho chỉ số hướng tới vùng đỉnh dự báo từ 1,500 – 1,520. Thị trường dự báo sẽ có một nhịp tích lũy, phân hóa và không loại trừ những nhịp rung lắc trong tuần tới trước khi có sự đồng thuận lớn hơn để tiến tới các vùng điểm cao mới.
95% số công ty niêm yết trên 2 sàn đã công bố KQKD quý III với LNST tăng trưởng 20.1% so với cùng kỳ, trong đó có 45.2% công ty tăng trưởng và chỉ còn 16.6% số công ty thua lỗ trong quý III. Trong rổ VN30, 29/30 cổ phiếu công bố với mức tăng trưởng LNST ở mức 21.5% so cùng kỳ, gồm 16/30 cổ phiếu tăng trưởng cùng kỳ và chỉ có 2 công ty thua lỗ trong quý III. Ngành Ngân hàng có 19 cổ phiếu công bố KQKD quý III với mức tăng trưởng 18.4% cùng kỳ và chỉ có 5 ngân hàng tăng trưởng âm. Mùa công bố KQKD quý III đã cơ bản hoàn thành, kết quả trên đây rất tích cực so với dự báo ban đầu do tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp từ việc dãn cách kéo dài. Các doanh nghiệp trong VN30 và nhóm Ngân hàng đóng góp chủ yếu cho đà tăng trưởng lợi nhuận này và cũng giúp cho mức định giá P/E của VN-Index giữ ở mức 17 trước đà tăng tích cực của 2 tuần gầy đây.  
 
TTCK THẾ GIỚI
Không bất ngờ trước kết quả kỳ họp FOMC, các chỉ số CK Hoa Kỳ tiếp tục đạt đỉnh kỷ lục mới
FED giữ nguyên lãi suất ở mức gần 0% và thông báo giảm nhịp độ mua trái phiếu, theo đó FED giảm mua 15 tỷ USD (10 tỷ với Trái phiếu chính phủ và 5 tỷ với chứng khoán đảm bảo thế chấp) mỗi tháng từ mức 120 tỷ USD hiện tại, qua đó đánh dấu bước đi đầu tiên trong quá trình rút dần sự hỗ trợ cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Chủ tịch FED cho biết việc kích hoạt quá trình giảm mua trái phiếu không đồng nghĩa với việc sớm nâng lãi suất. Với thông điệp không nâng lãi suất trước thời điểm kết thúc chương trình mua trái phiếu vào tháng 7/2020 là thông tin tích cực đẩy các chỉ số CK lên mức đỉnh mới. Chỉ số CK Hoa Kỳ duy trì đà tăng trung bình 2% trong khi các thị trường CK Châu Âu và Châu Á ghi nhận mức tăng trung bình từ 1-2%. Biến động đáng chú ý còn ghi nhận trên thị trường hàng hóa với mức giảm -1%, chủ yếu từ giá dầu -4.7% và quặng sắt -8.5% (tính trong 1 quý giá quặng sắt đã giảm -47.8%). Chỉ số USD Index cũng tăng 0.3%, mức tăng so với hầu hết ngoại tệ dù vậy VND là một trong số ít đồng nội tệ tăng giá -0.2% trong tuần qua.
CPI Trung Quốc sẽ được công bố ngày 10/11 và được dự báo hơn gấp đôi so với mức tăng CPI 0.7% của tháng 9 so cùng kỳ. CPI tăng mạnh do đà hồi phục mạnh của giá thực phẩm, trong đó rau xanh tăng mạnh. Chính phủ Trung Quốc hối thúc chính quyền địa phương đảm bảo nguồn cung và khuyến cáo người dân tích trữ nhu yếu phẩm càng khiến giá cả tăng vọt. Áp lực lạm phát và lộ trình thu hẹp chính sách tiền tệ đang tạo áp lực cho các nhà hoạch định chính sách. Để đối phó nguy cơ đình lạm, cũng như khả năng nới lỏng tiền tệ hạn chế, chính sách tài khóa và hỗ trợ công nghiệp nhiều khả năng sẽ được Chính phủ nước này lựa chọn trong thời gian tới.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Diễn biến dịch bệnh phức tạp sau khi nới lỏng giãn cách và bình thường hóa. 
• Dòng tiền dồi dào, giúp cho dòng tiền luân chuyển và hấp thụ áp lực chốt lãi của thị trường.
• Ngày 8/11, Chủ tịch FED phát biểu chính sách tiền tệ. 9/11, Cung tiền M2 Trung Quốc; Chủ tịch ECB và BOE phát biểu. 10/11, CPI, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; CPI Trung Quốc. 11/11, Chỉ số sản xuất và GDP Anh; Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Dự báo kinh tế EU. 12/11, Doanh số bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Chỉ số sản xuất công nghiệp EU.