Tiêu đề Tuần 47_Tích lũy tích cực, hướng tới vùng tâm lý 1,500 điểm_20211115
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 14/11/2021
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1801 Kb
Tải về: 1074
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường duy trì tích lũy từ bệ đỡ từ các cổ phiếu lớn và vận động luân chuyển dòng tiền.
Thị trường liên tiếp có những phiên rung lắc và phiên tăng giảm xen kẽ trong vùng giá 1,460 – 1,470 điểm, dù vậy phiên đảo chiều ngoạn mục ngày 12/11 giúp VN-Index ghi nhận mức 1.1%. Biến động đảo trong phiên cuối tuần đến từ nhóm bank và sau đó lan tỏa sang các nhóm cổ phiếu khác nhờ tin đồn nới room tín dụng cho các Ngân hàng. Độ rộng tăng điểm mở rộng so tuần trước với 14/19 ngành tăng điểm và có 282 cổ phiếu tăng so với 108 cổ phiếu giảm điểm. Dòng tiền vẫn luân chuyển và vận động tốt tại các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Nhóm ô tô và phụ tùng, Dầu khí, hàng và dịch vụ công nghiệp ghi nhận mức tăng 12.4%, 9.2% và 7.8%. Trong bối cảnh dòng tiền rất mạnh, thị trường đang có dấu hiệu chuyển trạng thái từ vùng tích lũy do áp lực chốt lãi sang vùng tích lũy tăng giá hướng tới các vùng giá cao hơn trong ngắn hạn.
Bộ trưởng KH-ĐT dự báo tăng trưởng GDP 6 – 6.5%, CPI bình quân 4%, bội chi ngân sách so với GDP khoảng 4% (chưa tính đến gói kích cầu) năm 2022 theo kịch bản kiểm soát dịch bệnh. Chính phủ sẽ trình Quốc hội chương trình phục hồi kinh tế dự kiến kéo dài 2 nằm vào kỳ họp cuối năm 2021, theo đó chương trình có quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp, đảm bảo ổn định vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế.  
 
TTCK THẾ GIỚI
Chỉ số CPI tăng cao, các chỉ số CK Hoa Kỳ điều chỉnh, USD Index và kim loại quý tăng giá
CPI Hoa Kỳ tăng 6.2% so với tháng 10 và là mức tăng mạnh nhất trong 30 năm. Đà tăng giá năng lượng, chi phí nhà ở, thực phẩm và xe hơi đẩy lạm phát tăng mạnh. Dữ liệu còn cho thấy lạm phát phát dần lan rộng và vượt khỏi lĩnh vực gắn liền quá trình mở cửa kinh tế. Sau thông tin giá chứng khoán giảm trong khi lợi tức trái phiếu Hoa kỳ, đồng USD và vàng đều tăng giá. Tổng thống Biden sau đó tuyên bố kiểm soát lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Tính chung 5 ngày giao dịch, các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm bình quân -0.7% trong khi các các thị trường CK Châu Âu và Trung Quốc tăng gần 1%. Yếu tố lạm phát cũng ảnh hưởng lên các thị trường lên thị trường hàng hóa, đặc biệt các kim loại quý như vàng (+2.4%), bạc (4.8%). Chỉ số USD Index tăng 0.9%, ghi nhận mức tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt dù vậy giảm so các đồng tiền khu vực mới nổi trong đó có Việt Nam.
Chỉ số sản xuất PPI Trung Quốc tăng mạnh nhất 26 năm ở mức 13.5%, CPI tăng 1.5% tháng 10 cho thấy áp lực lạm đang tác động cả phí sản xuất và tiêu dùng và kéo theo nguy cơ công xướng thế giới này đã và đang xuất khẩu lạm phát ra thế giới. Cùng với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng từ cảng biển đến vận tải đường bộ càng khiến cho lạm phát gia tăng trên diện rộng ở nhiều quốc gia chủ chốt. Đối phó với lạm phát, một số NHTW tiếp theo như Séc và Ba Lan đã tăng lãi suất trong tuần qua. Ngay cả NHTW Canada và Australia cũng phát tín hiệu sớm tăng lãi suất khi tỷ lệ lạm phát hơn 3% và lãi lãi suất danh nghĩa gần 0% đồng nghĩa lãi suất thực âm. Biến số lạm phát đang ngày càng khó lường và đang đẩy các nhà hoạch định vào thế khó trong việc đánh đổi duy trì chính sách hiện tại để thúc đẩy kinh tế nhưng có thể đối mặt bất ổn vĩ mô khi giá cả leo thang.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV kết thúc vào 13/11, gói hỗ trợ kinh tế sẽ trao đổi tại kỳ họp tiếp theo. 
• Thị trường đang đi vào vùng tích lũy trước áp lực chốt lãi và hoạt động bán ròng của khối ngoại.
• Ngày 15/11, GDP Nhật Bản; Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc. 16/11, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; GDP công bố lần đầu EU; Doanh số bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ. 17/11, CPI Anh, Canada, EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 18/11, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu Hoa Kỳ, các thành viên FOMC phát biểu. 19/11, Chủ tịch ECB phát biểu.