Tiêu đề Tuần 48_Thận trọng ngắn hạn, canh mua ở nhịp điều chỉnh mạnh_211122
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 21/11/2021
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1836 Kb
Tải về: 2160
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM
Phiên rung lắc mạnh cuối tuần đe dọa vùng tích lũy 1,460 – 1,480 điểm kéo dài 2 tuần của VN-Index.

Thị trường tiếp tục có những phiên tăng giảm điểm xen kẽ dù vậy những phiên giảm điểm đang dần chiếm ưu thế. VN-Index đang đứng trước nguy cơ mất vùng tích lũy 1,460 – 1,480 điểm trước áp lực chốt lãi mạnh và thanh khoản tăng liên tục đạt mốc kỷ lục. Áp lực tâm lý có phần giảm bớt khi nhóm Ngân hàng đóng vai trò là trụ đỡ thu hẹp đà giảm trước khi chỉ số áp sát ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1,423 điểm. Trong tuần qua, thị trường phân hóa mạnh và dòng tiền tục tiếp vận động mạnh vào nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao trong khi các cổ phiếu lớn suy yếu cho thấy dấu hiệu kém bền vững. Diễn biến thị trường trong ngắn hạn đang chuyển biến xấu và khó lường dù vậy khi gói hỗ trợ kinh tế chưa được công bố thì đợt điều chỉnh của thị trường dự báo mang tính ngắn hạn và cơ hội canh mua các cổ phiếu cơ bản tốt ở nhịp điều chỉnh vẫn còn phù hợp.
Đại diện Bộ Tài chính phát biểu về việc phát triển thị trường chứng khoán theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và thanh khoản thị trường, trong đó thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP (điều chỉnh) năm 2025, và 110% GDP năm 2030. Nâng cấp các Sở, Trung tâm lưu ký, đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh toán chứng khoán mục tiêu đưa Việt Nam là một trong 4 thị trường lớn trong khu vực ASEAN và hướng đến nâng hạng thị trường trước năm 2025 theo tiêu chuẩn MSCI, FTSE. Trong 2 năm phát triển mạnh mẽ gần đây các chỉ tiêu quy mô vốn hóa/GDP theo BSC có thể sớm đạt được nhưng để nâng hạng thị trường sẽ cần nhiều thay đổi đáng kể về công nghệ và các sản phẩm hỗ trợ của các cơ quan điều hành trong thời gian tới.  

TTCK THẾ GIỚI
Hoa Kỳ công bố chủ tịch FED cho nhiệm kỳ mới

TTCK các nước phát triển có sự phân hóa trước những thông tốt xấu đan xen. Lạm phát tiếp tục vẫn là vấn đề thời sự khi sau Mỹ, dữ liệu CPI Anh tháng 10 tăng 4.2%, mức cao nhất trong 10 năm. Biến động lạm phát tiếp tục thúc đẩy đà tăng USD Index tăng tuần thứ 4 liên tiếp và ghi nhận mức tăng  2.4% trong 1 tháng. Sau nhịp tăng mạnh, các kim loại quý  điều chỉnh lại với vàng (-0.9%), bạc (-2.2%). Tuần tới sự kiện chỉ định Chủ tịch FED là yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Hoa Kỳ và CK toàn cầu.
Tổng thống Biden đã ký gói kích thích kinh tế cơ sở hạ tầng 1,200 tỷ trong khi gói hỗ trợ an sinh 1,750 tỷ đang được tiếp tục thảo luận. Gói hỗ trợ an sinh dự kiến bỏ phiếu thông qua ngày 30/11. Đây 2 trụ cột chính trong chương trình kinh tế Biden và là nỗ lực của Chính phủ trong việc nâng cấp hạ tầng giao thông và điện lưới quốc gia sau nhiều năm thất bại. Cùng với đó, thông tin Tổng thống Hoa Kỳ dự kiến công bố chủ tịch FED cuối tuần cũng không chỉ giới đầu tư Hoa Kỳ mà cả thế giới quan tâm. Nhiệm kỳ chủ tịch FED sẽ kết thúc vào tháng 2/2022. Dưới dẫn dắt ông Powell, định hướng FED đã có thay đổi đáng kể khi tập trung vào mục tiêu toàn dụng nhân công, đồng thời cho phép lạm phát vượt mức 2%. FED cũng đặt ra khuôn khổ chính sách mới năm 2020 cho phép cơ quan này tự quyết định thời điểm giảm quy mô kích thích kinh tế. Do vậy việc lựa chọn ông Powell ở lại để duy trì nhất quán chính sách hiện tại có ý nghĩa quan trọng với NĐT.


THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:

• Thủ tướng thăm chính thức Nhật Bản từ 22-25/11.
• Số ca nhiễm Covid mới gia tăng mạnh trong quá trình mở cửa nền kinh tế, đạt mức trung bình 9,278 ca trong 7 ngày gần nhất và số ca tử vong trên mức bình quân 7 ngày.
• Ngày 23/11, PMI sản xuất và dịch vụ Anh, EU và Hoa Kỳ. 24/1, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền, Dự trữ dầu thô GDP quý III điều chỉnh Hoa Kỳ. 25/1, Biên bản cuộc họp FOMC; Chủ tịch ECB phát biểu. 26/1, Chủ tịch NHTW Anh phát biểu.