Tiêu đề Tuần 49_Thận trọng ngắn hạn, lưu ý nhóm ngành ít chịu ảnh hưởng của COVID-19_211129
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 28/11/2021
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1792 Kb
Tải về: 1532
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Canh mua ở những nhịp điều chỉnh, chú ý nhóm ngành ít chịu ảnh hưởng của COVID-19.
Nhóm cổ phiếu Ngân hàng là động lực chính giúp thị trường tăng tốc thoát khỏi vùng tích lũy kéo dài hơn 2 tuần từ 1,460 – 1,480 điểm và tiến đến vùng tâm lý 1,500 điểm. Áp lực chốt lãi ngắn hạn khiến chỉ số không đi xa khỏi vùng tâm lý này tuy vậy diễn biến thị trường đang cho thấy dòng tiền và tâm lý thị trường vẫn rất tích cực hỗ trợ VN-Index tăng lên các vùng điểm cao mới. VN-Index tăng 2.8% trong khi chỉ có 10/19 tăng điểm và có đến 237 giảm điểm so với 160 cổ phiếu tăng điểm. Điều này cho thấy xu hướng dịch chuyển vào các cổ phiếu lớn và chốt lãi tại các cổ phiếu đã tăng nóng. Đặc biệt hơn,  chủng COVID-19 mới Omicron đang gây xáo động khá mạnh trên thị trường không chỉ bởi tốc độ lây lan nhanh đột biến mà đã lây lan sang cả Châu Phi vầ Châu Âu (Anh, Ý).  Thông tin này không chỉ  khiến các nhóm ngành như Dầu khí và Hàng không giảm mạnh vào phiên cuối tuần mà còn là tín hiệu cho tích cực cho 1 số ngành ít chịu ảnh hưởng của COVID-19  như  Công nghệ thông tin, Dược phẩm và y tế, Ngân hàng, Nguyên vật liệu và Viễn thông đã  được đề cập trong các báo cáo COVID-19  của BSC. ( Chi tiết xin xem báo cáo ở đường link dưới )
2 quỹ ETF FTSE và VNM sẽ thực hiện review danh mục quý IV năm 2021 trong 1-2 tuần tới. Theo dữ liệu tạm tính ngày 19/1, chúng tôi dự báo: (1) Quỹ FTSE sẽ thêm 6 cổ phiếu mới gồm DIG, VND, DGC, NLG, DPM và DXG và không loại cổ phiếu nào dù vẫn lưu ý trường hợp cổ phiếu APH bị loại nếu giảm dưới ngưỡng 0.5% danh mục tại thời điểm chốt dữ liệu; (2) Quỹ VNM thêm mới VCG và không loại cổ phiếu nào. Quỹ cũng dự kiến tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt nam từ 73.73% lên mức 75% kỳ này. Chi tiết xem tại phần phụ lục ETF (trang 12).
 
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường biến động mạnh mạnh trước tin biến chủng nCoV mới.
TTCK thế giới đi ngang tuy nhiên có phiên biến động tiêu cực trong phiên cuối tuần khi đón nhận thông tin biến chủng nCoV mới. Nếu như trong tuần thị trường chứng kiến giá hàng hóa giảm và USD tăng giá thì phiên cuối tuần thị trường đã có biến động đảo chiều. Giá dầu trước đó hồi phục cho dù Hoa Kỳ và một số nước công bố mở kho dầu dự trữ thì hợp đồng dầu đã sụt gần 6% trong khi giá vàng bật tăng 1.1% trong phiên mở cửa cuối tuần. Sau nhiều tuần không có biến động rõ rệt thị trường tài chính và thị trường hàng hóa nhiều khả năng sẽ có biến động mạnh hơn trong phiên cuối tuần và vào tuần sau.
Biên bản FOMC tháng 11, FED phát tín hiệu có thể rút lại toàn bộ hỗ trợ tiền tệ đã cung cấp trong đại dịch Covid-19. FED giảm mua tài sản 15 tỷ USD/tháng và có thể kết thúc đầu hè 2020. Một số thành viên FED đề xuất gia tăng tốc độ chương trình này trước áp lực lạm phát. Các thành viên FED cũng dự báo chỉ nâng lãi suất 1 lần trong năm 2022.  Ở chiều ngược lại, PBoC lại báo hiệu khả năng nới lỏng tiền tệ khi áp lực suy giảm kinh tế ngày càng tăng. Xu hướng thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ vẫn đang chiếm ưu thế và chỉ có một số ít quốc gia có dấu hiệu đi ngược trước nguy cơ lạm phát đình đốn.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 11. 
• WHO họp khẩn, nhiều nước cảnh báo về biến chủng nCoV mới được ghi nhận tại Nam Phi.
• Ngày 29/11, Doanh số bán lẻ Nhật và Chủ tịch BOJ phát biểu; CPI và doanh số bán lẻ Đức. 30/11, Chỉ số PMI Trung Quốc; GDP Pháp; GDP Canada; Chỉ số PMI và niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 01/12, GDP Australia; Chỉ số PMI và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 02/12, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu Hoa Kỳ; Cuộc họp thành các thành viên OPEC. 03/12, Tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số PMI dịch vụ của Hoa Kỳ và Canada.