Tiêu đề Tuần 03_Đánh giá “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”_220117
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 16/01/2022
Số trang : 14
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2049 Kb
Tải về: 824
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM          
Vận động chuyển dòng và bắt đáy các cổ phiếu quá bán
Thông tin tiêu cực xuất hiện tác động mạnh lên nhóm cổ phiếu Bất động sản và các cổ phiếu nóng đã lấy đi động lực tăng điểm của VN-Index. Dù vậy, dòng tiền thông minh đã vận động sang nhóm cổ phiếu Ngân hàng, đã có gần 6 tháng đi ngang và có mức định giá hợp lý, đã giúp cho diễn biến chỉ số không quá tiêu cực và vẫn giữ trên đường trung bình động SMA20. Tính chung tuần giao dịch, VN-Index giảm -2.1% cùng 16/19 ngành giảm điểm. Ngoài sự nâng đỡ từ nhóm cổ phiếu Ngân hàng, lực cầu tích cực ở vùng giá thấp trong khi thanh khoản giảm dần cho thấy áp lực bán không còn lớn và hoạt động bắt đáy với các cổ phiếu bán quá sớm diễn ra. VN-Index dự báo vận động tích lũy trong khoảng 1,475 – 1,515 điểm với thanh khoản thấp trong quá trình chờ dòng tiền quay lại sau kỳ Nghỉ Lễ.   
Ngày 11/01/2022 đã khép lại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất. Quốc hội đã thông qua 01 Luật và 04 Nghị quyết với sự thống nhất cao, trong đó bao gồm nội dung về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” với quy mô khoảng 350,000 tỷ đồng. Đây là chương trình có quy mô, tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng trong thời gian tới. Doanh nghiệp, người dân và những nhà đầu tư có thể kỳ vọng gì vào Gói Phục hồi lần này? Chi tiết tại chuyên mục cuối tuần.
 
TTCK THẾ GIỚI
Diễn biến lạm phát đang ủng hộ cho khả năng đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất của FED. 
Sau tuần giảm điểm, các chỉ số CK Hoa Kỳ hồi phục tích cực trước khi giảm lại vào phiên ngày thứ năm trước báo cáo lạm phát tăng 7% so cùng kỳ. Chỉ số CK Hoa Kỳ qua đó vẫn có mức giảm bình quân 1% trong khi các thị trường Châu Âu và Châu Á lại có phân hóa rõ rệt. Thông tin lây lan biến thể Omicron và thông tin lạm phát vẫn khiến các thị trường biến động khó lường. Thị trường hàng hóa biến động mạnh hơn tuần trước khi ghi nhận mức tăng 2%, đóng góp chủ yếu từ mức tăng 5.4% của Dầu thô và 6.9% của khí Gas. Các kim loại quý cũng tăng từ 1.3% - 3%. Trước khả năng FED sẽ sớm tăng lãi suất, USD Index lại giảm 1%. Biến động của các thị trường vẫn đang khá khó lường trước thông tin vĩ mô công bố. 
Lạm phát của 38 nền kinh tế phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tăng 5,8% trong tháng 11 năm 2011, so với mức 1,2% của cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng lạm phát cao nhất ở khu vực OECD trong 25 năm kể từ tháng 5-1996. CPI Hoa Kỳ trong năm 2021 cũng tăng 7%, mức tăng mạnh nhất trong 40 năm. Cùng với tỷ lệ thất nghiệp giảm dưới 4%, dữ liệu lạm phát đang củng cố cho khả năng Fed sẽ đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất. Khả năng FED nâng lãi suất vào tháng 3/2022 và thu hẹp bảng cân đối kế toán ngay sau động thái nâng lãi suất đang được thị trường dự báo. Những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ và hàng hóa cũng sẽ được lưu ý thời điểm này trước động thái cụ thể từ FED.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Thị trường dần ổn định sau áp lực chốt lãi mạnh tại cổ phiếu nóng. Xu hướng dịch chuyển sang cổ phiếu Ngân hàng kéo theo sự phân hóa mạnh trong tuần sau.
• Ngày 17/1, GDP q/y, Doanh thu bán lẻ, Tỷ lệ thất nghiệp China. 18/1, Báo cáo triển vọng của BOJ; Tỷ lệ thất nghiệp Anh. 19/1, CPI Anh; CPI Canada; Đơn xây dựng mới Hoa Kỳ. 20/1, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Chỉ số PMI và CPI EU; Đơn thất nghiệp lần đầu và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 21/1, Doanh thu bán Anh và Canada.