Tiêu đề Tuần 06_Phản ứng của VN-Index trước quyết định thắt chặt CSTT của FED_PTKT_FRT, HCM, PVI, VND_220207
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 06/02/2022
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2322 Kb
Tải về: 1392
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Tâm lý cởi trói. Thị trường giao dịch tích cực đầu năm mới
VN-Index vận động quanh 1,475 điểm như dự báo cuối tuần trước. Kết thúc tuần, VN-Index tăng 0.4% với chỉ 8/19 ngành tăng điểm và 117 cổ phiếu tăng so với 274 cổ phiếu tăng. Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng tiếp tục hỗ trợ thị trường với mức tăng 3.5% trong khi ngành Hóa chất và Tài nguyên cơ bản giảm lần lượt -4.4% và -3.2%. Thị trường vẫn biến động mạnh trong phiên nhưng đang có diễn biến dần ổn định quanh nền 1,475 sau nhịp giảm và kỳ vọng sẽ tăng kiểm tra 1,500 điểm sau kỳ nghỉ Lễ.
Triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính Phủ đã có cuộc họp các Bộ, ngành vào ngày 25/1. Hiện tại đã có Bộ, ngành có văn bản góp ý và Chính phủ yêu cầu các bộ ngành sớm cho ý kiến để Bộ kế hoạch và đầu tư hoàn thiện dự thảo nghị quyết, trình các cấp thẩm quyền xem xét để chương trình sớm được triển khai.
Tính đến 5/2, 547 cổ phiếu, chiếm 72% công ty niêm yết 2 sàn, công bố KQKD quý IV với mức tăng LNST 23.2% yoy. 43.3% số công ty có tăng trưởng dương và 7% số công ty thua lỗ quý IV. Mức tăng trưởng LNST quý IV thấp hơn 10% so với mức tăng trưởng 9 tháng do một số công ty có LNST sụt giảm mạnh như CTG (-2,438 tỷ), GVR (-1,229 tỷ), TDH (-799 tỷ) dù vậy vẫn giữ P/E VN-Index ở mức quanh 17 lần. 
 
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK thế giới hồi phục sau tuần giảm điểm trước quyết định tăng lãi suất sớm của FED. (Ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất đến TTCK Việt Nam trong quá khứ xem phần chuyên mục tuần) 
Trong khi một số thị trường Châu Á có kỳ nghỉ Lễ, TTCK thế giới có tuần tăng trưởng tích cực. Các chỉ số CK Hoa Kỳ tăng bình quân 1.5%, mức tăng tốt nhất từ đầu năm, nhờ KQKD tích cực và báo cáo việc làm tháng 1 vượt trội so với mức dự báo. Diễn biến trái chiều khi các thị trường CK Châu Âu có mức giảm bình quân -1% thì các TTCK Châu Á có giao dịch cũng tăng tốt với mức tăng trung bình 1.5%. Các TTCK nhìn chung có sự hồi phục tốt sau 1 tuần giảm điểm từ tín hiệu sớm tăng lãi suất từ FED. Cùng với đó, USD Index cũng giảm trở lại -1.8% sau khi tăng 1.7% tuần trước trong khi chỉ số hàng hóa tăng 2.3%, đóng góp chủ yếu từ mức tăng giá dầu 6.3% và quặng sắt 5.1%.
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 xuống mức 4.4%, giảm 0.5% so với công bố tháng 10/2021 do ảnh hưởng từ đợt bùng phát của biến thể Omicron. Tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng của hầu hết các quốc gia, ngoại trừ dự báo tăng trưởng Ấn Độ tăng 0.5% lên mức 9%. Mỹ và Trung Quốc có mức giảm mạnh nhất lần lượt 1.2% và 0.8%. Tăng trưởng GDP Hoa Kỳ ở mức 4% do kế hoạch chi tiêu khổng lồ bị “kẹt” tại Quốc hội và chuỗi cung ứng gián đoạn trong khi Trung Quốc tăng trưởng 4.8% ảnh hưởng từ sức tiêu dùng cá nhân giảm, thách thức trong lĩnh vực bất động sản. Triển vọng kinh tế thế giới 2023 tích cực nhưng chưa thể đắp mức sụt giảm năm 2023. Tăng trưởng toàn cầu 2022 và 2023 thấp hơn 0.3% so với dự báo trước đó.
 
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Công bố KQKD quý IV và năm 2021 các công ty niêm yết.
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 1 năm 2021.
• Ngày 31/1, GDP công bố lần đầu EU; PMI Trung Quốc; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Nhật. 1/2, Lãi suất Australia; GDP Canada; PMI Châu Âu và Hoa Kỳ. 2/2, Cuộc họp OPEC; Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 3/2, Biên bản chính sách tiền tệ EU và Anh; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và PMI dịch vụ Hoa Kỳ. 4/2, Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ và Canada.