Tiêu đề Tuần 08_Xu hướng vận động giá dầu trên thế giới_PTKT_ELC, PC1_220221
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 20/02/2022
Số trang : 14
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2179 Kb
Tải về: 1332
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Tích lũy ổn định dần chờ thông tin và sự đồng thuận của dòng tiền
Cổ phiếu Ngân hàng, nâng đỡ thị trường trong nhiều tuần qua, bất ngờ giảm điểm khiến thị trường giảm mạnh phiên đầu tuần. Dù vậy, thị trường nhanh chóng hồi phục nhờ sự tăng giá của các nhóm cổ phiếu còn lại. Tính chung tuần giao dịch, VN-Index vẫn giữ được sắc xanh với mức tăng 0.2% với 18/19 ngành tăng. Ngành Ngân hàng là ngành duy nhất giảm trên 4% trong khi một số ngành chưa hoặc tăng chậm như Du lịch và giải trí; Ô tô và phụ tùng có mức tăng mạnh lần lượt 7.5% và 4.8%. Sau mùa công bố KQKD, thị trường đang có khoảng trống thông tin trước mùa ĐHCĐ và tăng trưởng kinh tế quý I. Dù vậy, khối ngoại tích cực mua ròng trở lại đang là thông tin hỗ trợ chỉ số tiếp tục duy trì tích lũy ổn định để tạo nền tăng trưởng giá.
Báo cáo vĩ mô tháng 2 của World Bank cho thấy nền kinh tế Việt nam có nhiều tín hiệu tích cực ở các điểm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ, tăng trưởng xuất khẩu, vốn đăng ký và giải ngân FDI cùng với lạm phát trong tầm kiểm soát.  World bank cũng đề cập chương trình phục hồi kinh tế tương đương 4.5% GDP triển khai 2022- 2023. Quan điểm thận trọng với khu vực tài chính, đặc biệt khủng hoảng có thể tác động chất lượng danh mục Ngân hàng và tác động tăng lãi suất của FED. Rủi ro bùng phát dịch với biến chủng ảnh hưởng kinh tế còn tồn tại trong quá trình mở cửa trường học và gỡ bỏ quy chế nhập cảnh với khách quốc tế.
 
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK các nước phát triển duy trì tiêu cực khi FED đẩy nhanh tiến độ tăng lãi suất
Diễn biến tiêu cực vẫn bao trùm các TTCK các nước phát triển. TTCK Hoa Kỳ có tuần giảm điểm bình quân -1.7% trong khi các nước EU và Nhật bản có mức giảm -2%. Trạng thái ảm đạm kéo dài trong 2 tuần gần đây ở các nước phát triển trong khi các nước Châu Á vận động tích cực hơn với mức tăng điểm ở hầu hết thị trường. Ở các thị trường khác cũng không có những biến động đột biến. Chỉ số hàng hóa tăng 1.6% nhưng chứng kiến sự phân hóa mạnh trong khi các kim loại đều tăng thì giá dầu và giá quặng sắt lại giảm lần lượt -2% và -3.7%. Biến động trên thị trường tiền tệ còn dè dặt hơn với mức không đổi của USD Index. Thị trường đang có vẻ chờ đợi vào những thông tin rõ ràng hơn được công bố.
Theo biên bản cuộc họp tháng 1 của FED, các quan chức nhất trí nên sớm nâng lãi suất trong bối cảnh lạm phát ngày càng tăng. Hầu hết hết nhận định nhịp độ tăng lãi suất có thể nhanh hơn chu kỳ trước. Tại kỳ họp này FED cũng bàn đến chuyện cắt giảm quy mô bản cân đối kế toán, theo đó các quan chức đồng tình giảm “đáng kể” quy mô nhưng không đưa ra lộ trình cụ thể. Biên bản công bố trong bối cảnh CPI tăng mạnh nhất trong gần 40 năm lên mức 7.5%. Các thông tin này đang được thị trường xem như việc xác nhận FED sẽ nâng lãi suất trong kỳ họp 15-16/3 tới đây.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 2/2022.
• Lịch họp ĐHCĐ các công ty niêm yết.
• Ngày 21/2, PMI EU và Anh. 22/2, Chỉ số PMI và niêm tin tiêu dùng Hoa Kỳ; CPI Nhật Bản. 23/2, Chính sách tiền tệ Anh, New Zealand; CPI lần cuối của EU. 24/2, Dơn xin trợ cấp thấp nghiệp, dự trữ dầu thô và GDP Hoa Kỳ. 25/2, GDP Đức, Pháp, Thụy Sỹ; Đơn đặt hàng lâu bền Hoa Kỳ.