Tiêu đề DGW_MUA_TP 143,000 VND_Upside 28%_Cá hồi vượt thác_BSC Company Update
Loại báo cáo Phân tích công ty
Nguồn BSC
Ngành Hàng tiêu dùng
Doanh nghiệp DGW
Chi tiết Ngày : 24/02/2022
Số trang : 8
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 767 Kb
Tải về: 932
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
QUAN ĐIỂM ĐỊNH GIÁ
Chúng tôi khuyến nghị MUA mã cổ phiếu DGW với giá 143,000 VND/CP, upside 28% so với giá ngày 22/02/2021 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 50% - 50%.
 
DỰ BÁO KQKD
Chúng tôi kỳ vọng DTT và LNST năm 2022 lần lượt đạt 27,008 tỷ đồng (+29% YoY) và 803 Tỷ đồng (+22% YoY), EPS FW = 9,069 đồng và PE FW= 12.3 lần .

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Xu hướng cao cấp hoá các sản phẩm điện thoại, laptop và SP Iots nhờ sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp game và thế giới ảo.
Mảng điện thoại: Động lực tăng trưởng của mảng điện thoại đến từ (1) dòng Iphone và dòng Xiaomi (lợi thế người tiên phong) sẽ tiếp tục cải thiện thị phần (2) xu hướng chuyển đổi từ điện thoại phổ thông sang điện thoại thông minh.
Mảng Laptop và tablet: Tăng trưởng nhờ xu hướng cao cấp hoá và thói quen làm việc, học tập tại nhà kết hợp với chơi game;
Mảng thiết bị văn phòng: (1) xu hướng chuyển đổi số sẽ được đẩy mạnh sau dịch Covid 19; (2) Đóng góp tích cực của các nhãn hàng mới của mảng đồ gia dụng;
Yếu tố cần chú ý: Tiếp tục đa dạng hóa theo chiều ngang (mở rộng sang mảng F&B, công nghiệp và thiết bị), tiến hành M&A tăng quy mô và độ phủ. 
 
RỦI RO
Miếng bánh thị phần của xiaomi có nguy cơ bị chia sẻ với các nhà phân phối khác;
Tăng trưởng của các nhãn hàng mới thấp hơn kì vọng.

CẬP NHẬT DOANH NGHIỆP
DTT và LNST năm 2021 lần lượt đạt 20,971 tỷ đồng(+67% YoY) và 658 tỷ đồng (+160% YoY), do (1) Laptop (82% YoY) nhờ xu hướng làm việc và học tập tại nhà và nguồn cung đứt gãy do thiếu chip; (2) Điện thoại (+54% YoY) nhờ tăng trưởng của nhãn hàng Xiaomi đóng góp tuyệt đối của nhãn hàng Apple và Huawei trong 2021; (3) Thiết bị văn phòng (+85% YoY) do các doanh nghiệp tái đầu tư vào các sản phẩm công nghệ hỗ trợ hoạt động làm việc trực tuyến; (4) Hàng tiêu dùng (42% YoY) nhờ nhu cầu chi tiêu các sản phẩm y tế chống dịch