Tiêu đề Tuần 10_Tác động của việc gia tăng chi phí vận chuyển trên thế giới_220307
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 06/03/2022
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2159 Kb
Tải về: 1170
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Tâm lý ổn định, dòng tiền vận động nhanh tại các ngành hưởng lợi ngắn hạn
Tâm lý lo ngại về cuộc xung xung đột Nga – Ukraine dần đi qua nhường chỗ cho vận động của dòng tiền tại các lĩnh vực được hưởng lợi trong ngắn hạn. VN-Index tăng nhẹ trở lại 0.4% nhưng chứng kiến sự phục hồi trên diện rộng của nhiều cổ phiếu. 15/19 ngành tăng điểm trong đó có 264 cổ phiếu tăng so 134 cổ phiếu giảm. Các ngành tài nguyên cơ bản, hóa chất, hàng và dịch vụ công nghiệp có mức tăng từ 3% – 8% trong khi Du lịch và giải trí và Ngân hàng giảm điểm kìm hãm đà hồi phục của chỉ số. Tâm lý thị trường dần ổn định dù vậy các yếu tố tâm lý từ bên ngoài, dòng tiền thiếu đồng thuận vẫn là yếu tố kìm hãm khiến VN-Index sẽ còn vận động khoảng 1,485 – 1,515 điểm trong tuần tới trong quá trình chờ thông tin hỗ trợ.
Quỹ FTSE Rusell công bố danh mục điều chỉnh quý I năm 2022, theo đó quỹ FTSE VN thêm mới  DPM, VCB, VND và không loại cổ phiếu nào. Dự báo này nằm ngoài tính toán của chúng tôi do DPM tăng giá mạnh và VCG có tỷ lệ freefloat 49% so với 40% tính toán khiến 2 cổ phiếu này lọt vào danh mục do có vốn hóa trước điều chỉnh lớn hơn 1% danh mục. Quỹ sẽ thực hiện cơ cấu danh mục từ 7-18/3/2022. (Chi tiết phụ lục)
 

TTCK THẾ GIỚI
Hàng loạt các biện pháp trừng phạt vào Nga, nhiều hàng hóa tăng giá mạnh (Tham khảo chuyên đề báo cáo tuần)
TTCK và Châu Á  hồi phục lại sau khi giảm mạnh tuần trước thông tin xung đột Nga – Ukraine dù vậy TTCK Châu Âu vẫn giảm 2%. Ngoài diễn biến xung đột, các biện pháp trừng phạt thì TTCK thế giới còn bị tác động bởi việc FED sẽ nâng lãi suất vào giữa tháng 3. Chỉ số hàng hóa Bcomp Index tăng mạnh 10.1%, trong đó đóng góp chủ yếu từ mức tăng bình quân 19% của dầu thô, khí gas và mức tăng 59% của lúa mì. Chỉ số USD Index tiếp tục tăng 1.5%, và duy trì mức tăng 28.5% so với đồng Rub (Nga). Sau diễn biến tâm lý tuần trước, các biện pháp trừng phạt trong tuần này đã tác động mạnh lên thị trường hóa cũng như đồng nội tệ của Nga.
Nga và Ukraine kết thúc hòa đàm vòng 2 và chưa đạt được thỏa thuận nào ngoại trừ nhất trí mở các hành lang nhân đạo. Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội Quốc giá Anh nhận định xung đột ở Ukraine có thể gây tổn thất 1 nghìn tỷ USD, thúc đẩy lạm phát toàn cầu tăng thêm 3% trong năm 2022 vì châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng. Trước áp lực lạm phát, FED vẫn dự định nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 3/2022 và thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán theo lộ trình có thể đoán trước bất chấp “những khó khăn to lớn” từ cuộc xung đột.
 

 

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Mùa đại hội cổ động, vận động dòng tiền trước mùa công bố thông tin.
• Diễn biến xung đột Nga – Ukraine và tác động tiêu cực từ lệnh trừng phạt Nga.
• Ngày 7/3, Đơn đặt hàng và doanh thu bán lẻ Đức. 8/3, Tỷ lệ thất nghiệp và GDP điều chỉnh EU; Cán cân thương mại Hoa Kỳ. 9/3, GDP lần cuối Nhật Bản; CPI Trung Quốc và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 10/3, Biên bản chính sách tiền tệ ECB; CPI Hoa Kỳ. 11/3, Tỷ lệ thất nghiệp Canada; Tâm lý tiêu dùng Hoa Kỳ.