Tiêu đề Tuần 11_FED họp ngày 15-16/03- định hướng tăng lãi suất_220314
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 13/03/2022
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1810 Kb
Tải về: 1009
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

TT biến động biên độ lớn, áp lực giảm điểm đang lớn dần.
Các cổ phiếu trụ cột VHM, MSN, HPG và nhóm Ngân hàng giảm điểm từ áp lực bán ròng khối ngoại trong khi hoạt động chốt lãi ở những nhóm ngành hưởng lợi tăng mạnh trước đó đã khiến VN-Index mất vùng tích lũy tích cực trong 4 tuần và giảm mạnh -2.58%. Vận động ngành vẫn được duy trì trong tuần nhưng các cổ phiếu lớn đang suy yếu nhanh là yếu tổ rủi ro ngắn hạn. Cùng với đó, FED sẽ có cuộc họp giữa tuần với khả năng cao sẽ tăng lãi suất cũng sẽ là thông tin ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Trường hợp không vượt lại SMA50 tại 1,470 điểm, VN-Index đứng trước nguy cơ hình thành vùng giá thấp từ 1,440 – 1,470 điểm trong tuần tới.
Triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15, Ngân hàng đang xin ý kiến cho dự thảo Nghị định và thông tư hướng dẫn các khoản vay quy mô 40 nghìn tỷ qua hệ thống NHTM với mức hỗ trợ lãi suất 2%/năm. Đối tượng cho vay đề xuất doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ và phục hồi trong lĩnh vực hàng không, vận tải kho bãi, du lịch dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao dịch, nông, lâm, thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, phần mềm lập trình, dịch vụ thông tin, cho vay cải tạo chung cư cũ, nhà xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê. NHTM dừng hỗ trợ sau thời điểm 31/12/2023 hoặc số tiền hỗ trợ lãi suất đạt tối đa 40 nghìn tỷ.
 
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường dần ổn định dù vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất ngờ
Biến động ngược chiều so với tuần trước, TTCK Hoa Kỳ và Châu Á giảm điểm bình quân 2% trong khi TTCK Châu Âu tăng 2.5%. Diễn biến này đang phản ánh các yếu tố bất định về xung đột Nga – Ukraina và lo ngại tác động tăng lãi suất từ FED. Sau khi tăng trên 10% tuần trước, chỉ số hàng hóa Bcomp Index giảm lại -1.1% với mức giảm ở hầu hết mặt hàng ngoại trừ kim loại quý (+1%). Chỉ số USD Index đi ngang, đồng Rub (Nga) tiếp tục giảm 22.5%, nâng mức mất giá 46% trong 2 tuần gần nhất. Diễn biến tâm lý đã bớt tầm ảnh hưởng nhưng những hệ quả việc áp đặt trừng phạt vẫn sẽ còn tác động đáng kể lên các thị trường cũng như tiềm năng tăng trưởng kinh tế thế giới.
Trước những đòn trừng phạt từ Phương Tây, Nga cũng ban hành sắc lệnh hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng. Danh sách “quốc gia không thân thiện” sẽ bị áp các biện pháp hạn chế cũng sẽ sớm được công bố. Nga là nước xuất khẩu mạnh về dầu khí, ngũ cốc và kim loại. Thương mại với Nga bị hạn chế nghiêm trọng khi Mỹ và Eu áp đặt biện pháp trừng phạt lên NHTW Nga và các Ngân hàng lớn khác. Giá nguyên vật liệu đã giảm mạnh vào phiên 10/3 khi xuất hiện tín hiệu có thể đàm phán kết thúc cuộc chiến. Dù vậy, trạng thái trả đũa qua sẽ khiến thị trường hàng hóa còn biến động khó lường.
 

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Cuộc họp FED vào 15-16/3 với định hướng tăng lãi suất lần đầu sau đại dịch.
• Diễn biến xung đột Nga – Ukraine và tác động tiêu cực từ lệnh trừng phạt Nga.
• Ngày 15/3, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; Doanh thu bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Chỉ số sản xuất công nghiệp và cuộc họp các Bộ trưởng tài chính EU. 16/3, CPI Canada; Doanh thu bán lẻ và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 17/3, Biên bản chính sách tiền tệ FED; Biên bản chính sách tiền tệ BOE; Chỉ số sản xuất công nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ. 18/3, Biên bản chính sách tiền tệ BOJ; Doanh thu bán lẻ Anh và Canada.