Tiêu đề Tuần 12_Đánh giá tác động dịch Covid-19 tại Trung Quốc đến thế giới và TTCK_PTKT_IDC,LCG_220321
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 20/03/2022
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2282 Kb
Tải về: 1340
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

TT hồi phục từ vùng đáy tích lũy 1,440 điểm.
Các cổ phiếu trụ cột Ngành Ngân hàng hồi phục giúp VN-Index có tuần tăng nhẹ cho dù đã giảm mạnh đầu tuần về dưới 1,440 điểm. Thị trường tiếp tục phân hóa mạnh với 206 cổ phiếu giảm so với 187 cổ phiếu tăng và 11/19 ngành giảm điểm. Vận động của thị trường ổn định dần và cùng chiều với sự hồi phục của TTCK quốc tế. Khối ngoại dù vậy vẫn đẩy mạnh bán ròng trong tuần các ETF cơ cấu tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam phần nào đã kìm hãm mức độ hồi phục của chỉ số. Thị trường đang có đà hồi phục tốt và dự báo sẽ tăng về 1480 – 1485 điểm trong tuần tới và có nhịp giao dịch giằng co trước khi xác lập vận động giá rõ ràng hơn. 
Báo cáo “Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam” tháng 3, World Bank đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn duy trì đà phục hồi. Sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 8.5% và 3.1%. Giá năng lượng tăng nhưng lạm phát kiềm chế nhờ giá lương thực, thực phẩm ổn định khi cầu trong nước yếu. Các yếu tố rủi ro đang tăng cao trước làn sóng dịch trong nước và xu hướng phục hồi kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine.
 
 
TTCK THẾ GIỚI
Thị trường thế giới hồi phục mạnh trước nhiều rủi ro đang hiện hữu
Các chỉ số CK thế giới hồi phục mạnh cùng với thông tin chiến sự tạm lắng và tâm lý được cởi trói với quyết định tăng lãi suất của FED. Thị trường các nước chủ chốt tăng từ 3% - 6%. TT Châu Á cũng hồi phục, ngoại trừ TTCK Trung Quốc giảm -1.8% trước diễn biến mới về dịch bệnh và hoạt động đóng cửa một vài thành phố lớn. Giá cả hàng hóa dịu lại với mức giảm -1.9% của chỉ số Bcom index. Nhiều mặt hàng tiếp tục giảm sau khi đã tăng phi mã vào đầu tháng. Diễn biến đảo chiều còn ghi nhận trên thị trường tiền tệ. USD Index giảm -0.9% cho dù FED đã tăng lãi suất. Các thị trường dần ổn định nhưng các yếu tố rủi ro vẫn tiềm ẩn để tạo ra những diễn biến bất ngờ trong ngắn hạn.
Giá cước vận chuyển từ Trung Quốc tăng vọt do các biện pháp phong tỏa kiểm soát Covid. Ít nhất 13 thành phố bị phong tỏa hoàn toàn khi ca nhiễm ghi nhận tại 27 tỉnh thành trong chiến lược theo đuổi Zero covid. Hoạt động phong tỏa nhiều công xưởng lớn cũng đang tạo nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuần qua, FED cũng đã nâng lãi suất 0.25% và dự báo nâng thêm 6 lần trong năm 2022 kể từ 12/2018. FED dự báo lạm phát 4.3% và có thể thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán trong tháng 5/2022. NHTW Anh (BOE) cũng công bố tăng lãi suất lần thứ 3.  Cùng với điểm nóng xung đột Nga – Ukraine, NHTW các nước lớn đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất và kiểm soát dịch bệnh tại Trung Quốc sẽ là những điểm lưu ý trong những tháng đầu năm 2022.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Hoạt động bán ra khối ngoại khi các NHTW tăng lãi suất.
• Diễn biến xung đột Nga – Ukraine và diễn biến kiểm soát covid của Trung Quốc.
• Ngày 22/3, CPI Nhật Bản; Tài khoản vãng lai EU. 23/3, CPI Anh; Doanh thu bán nhà qua sử dụng và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Chỉ số niềm tin tiêu dùng  EU. 24/3, PMI Đức, Pháp; Biên bản tiền tệ BOJ; PMI và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 25/3, Doanh thu bán lẻ Anh; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.