Tiêu đề Tuần 14_Sự đảo ngược của đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ_PTKT_PDR, DRC_220404
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 03/04/2022
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2313 Kb
Tải về: 1248
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

TT bất ngờ vượt cản trong bối cảnh thông tin tiêu cực bủa vây.
Mặc dù xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực, VN-Index vẫn bất ngờ vượt 1,510 – 1,515 điểm với sự hỗ trợ của các cổ phiếu lớn Ngành tiêu dùng bán lẻ (VNM, MWG, SAB), Ngân hàng (VPB, MBB, VIB) và công nghệ (FPT). VN-Index tăng 1.2% cho dù có đến 55% cổ phiếu và 10/19 ngành giảm điểm. Chỉ số tăng điểm trong bối cảnh tâm lý của NĐT nhỏ lẻ đang bị thử thách trước nhiều thông tin dồn dập. Dòng tiền chuyển dịch sang dòng cổ phiếu lớn gần đỉnh kỷ lúc đang là diễn biến rất đáng chú ý trong nhiều tuần nay và hứa hẹn khả năng tạo đà kiểm tra đỉnh 1,530 điểm trong tuần tới.
GDP quý I ước tăng 5.03% yoy, cao hơn tốc độ của 2 năm gần nhất. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7.07% yoy. Triển vọng kinh tế tích cực kéo theo số lượng doanh nghiệp mở mới tăng 96.3%. Đầu tư toàn xã hội tăng 8.9% yoy, trong đó tổng vốn FDI tăng 12.1%. XK tăng 12.9% và suất siêu 0.8 tỷ USD. PMI tháng 3 giảm từ 54.3 xuống 51.7 điểm. CPI tăng 1.92%. Nhìn chung các chỉ tiêu vĩ mô quý I cho thấy kinh tế vĩ mô khá ổn định, các động lực tăng trưởng duy trì nhưng chưa có sự bứt phá rõ rệt do phần lớn cấu phần của gói hỗ trợ chính sách tài khoản tiền tệ chưa kịp triển khai trong quý I. Lạm phát có dấu hiệu tăng nhanh và vẫn trong tầm kiểm soát. Lạm phát vẫn là vấn đề cần lưu tâm trong năm 2022 khi áp lực chi phí đẩy, gián đoạn chuỗi cung ứng và xung đột địa chính trị từ thế giới sẽ tác động lại nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam.
 
 
TTCK THẾ GIỚI
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ thấp hơn kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên từ tháng 9/2019 vào 29/3 (Tham khảo chuyên đề tuần)
Phố Wall ghi nhận quý giảm mạnh nhất trong 2 năm cho dù đã hồi phục trong 2 tuần cuối tháng. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao hơn 1 chút dự báo và chênh lệch đường cong lãi suất thu hẹp kìm hãm đà hồi phục khiến cho các chỉ số CK Hoa Kỳ đi ngang trong tuần qua. Các TTCK chủ chốt Châu Âu và Châu Á (bao gồm Trung Quốc) đều duy trì mức tăng tích cực. Giá dầu giảm mạnh -12.9% xuống dưới 100 USD/thùng kéo theo nhiều hàng hóa giảm theo lấy đi toàn bộ mức mức tăng 4.2% của chỉ số hàng hóa Bcom Index trong tuần trước. Thị trường hàng hóa, đặc biệt là dầu thô vẫn đang có những biến động tăng giảm thất thường và khó dự báo.
IMF cho rằng các biện pháp trừng phạt về tài chính nhằm vào Nga có thể từng bước giảm vai trò chủ đạo USD và khiến hệ thống tiền quốc tế trở nên rời rạc hơn. Đa dạng hóa các tài sản dự trữ chắc chắn xảy ra cùng với đó tài chính kỹ thuật số cũng được thúc đẩy. Nhận định này đưa ra trong bối cảnh Nga ra tối hậu thư yêu cầu nước ngoài mua khí đốt Nga phải trả bằng Rúp kể từ 1/4 nếu không nguồn cung cắt giảm một nửa trong khi Nga và Ấn Độ thảo luận về “SWIFT mới’ để thanh toán bằng đồng rúp. Cuộc xung đột trên thực địa có phần lắng dịu, thì cuộc chiến cung cấp khí và dầu của Nga cho các đối tác thì vẫn chỉ mới bắt đầu và sẽ còn ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến giá dầu và khí trong ngắn và trung hạn.
 
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Kiểm tra đỉnh kỷ lục trong bối cảnh nhiều thông tin khó định đoán.
• Vận động của ngành xoay quanh xung đột Nga – Ukraine.
• Ngày 4/4, Khảo sát triển vọng kinh tế Canada; Đơn đặt hàng sản xuất Hoa Kỳ. 5/4, Biên bản chính sách tiền tệ NHTW Australia; PMI dịch vụ EU, Anh và Hoa Kỳ. 6/4, Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; PMI dịch vụ Trung Quốc. 7/4, Biên bản cuộc họp FOMC; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; Doanh thu bán lẻ EU. 8/4, Niềm tin tiêu dùng Nhật Bản; Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ.