Tiêu đề Tuần 15_Dự báo danh mục cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN-Diamond Index_220411
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 11/04/2022
Số trang : 12
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1761 Kb
Tải về: 1193
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
Không còn bất ngờ từ nhóm cổ phiếu Bluechips, VN-Index mất hết số điểm tăng tuần trước.
VN-Index giảm -2.27%, đánh mất toàn bộ số điểm tăng trong tuần trước với 2 phiên giảm mạnh cuối tuần. Những thông tin công bố mới và tin đồn bất lợi đã nhấn chìm nỗ lực vượt đỉnh cũ của VN-Index. Thị trường giảm trên diện rộng với 18/19 ngành mất điểm. Trong thời điểm tâm lý NĐT bị thử thách vẫn còn những điểm sáng để kỳ vọng về kịch bản thị trường khó giảm sâu. Trong tháng 3 có gần 271 nghìn tài khoản mở mới, đưa tổng số tài khoản đầu tư CK vượt 5% dân số. Điều này cho thấy thị trường vẫn đang có sức hút mạnh với NĐT mới. Cùng với đó KQKD quý I của nhiều công ty công bố tại mùa ĐHCĐ khá tích cực. Tâm lý tiêu cực có thể đẩy thị trường giảm thêm nhưng điều này đang mở ra cơ hội đầu tư cho các ngành nghề không bị ảnh hưởng từ những sự kiện đã được công bố trong 2 tuần qua.
Báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN ước thực hiện 3 tháng của Bộ tài chính cho thấy còn hơn 50 nghìn tỷ vốn đầu tư công chưa phân bổ; tỷ lệ giải ngân chỉ đạt trên 11.9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ. Theo chỉ đạo Chính phủ nếu bộ, cơ quan, địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2022 thì đề xuất chuyển vốn cho các cơ quan khác và phê bình, kiểm điểm người đứng đầu. Với tinh thần quyết liệt của Chính phủ, tốc giải ngân vốn đầu tư công kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh. Ngoài ra, tiến độ hoàn thành các quy định hướng dẫn để triển khai gói hỗ trợ trong Chương trình hồi phục và phát triển kinh tế - xã hội cũng hoàn tất trong bối cảnh đầu tư công sẽ đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng khi diễn biến địa chính trị quốc tế còn nhiều phức tạp như hiện nay.
 
 
TTCK THẾ GIỚI
Quan điểm diều hâu của một số quan chức FED ảnh hưởng thị trường CK.
Các quan chức FED phát tín hiệu mạnh hơn trong cuộc chiến chống lạm phát khi cho rằng FED sẽ nâng mạnh lãi suất, cắt giảm nhanh chóng quy mô trên bảng cân đối kế toán. Quan điểm này đã tác động tiêu cực đến TTCK Hoa Kỳ trong tuần trong khi lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm lập đỉnh mới trên mức 2.6% trong năm 2022. Tính chung tuần, TTCK Hoa Kỳ giảm từ 0.2% - 2.3%; các thị trường chủ chốt và thị trường Châu Á cũng có mức giảm từ 0.4% đến 2%. Thị trường hàng hóa hồi phục tăng 1.3% bất chấp mức giảm -2% của dầu thô nhờ mức tăng trên 10% của quặng sắt và gas tự nhiên. Biến động các thị trường vẫn còn phức tạp khi Mỹ và EU tiếp tục thông qua các gói trừng phạt Nga và Trung Quốc vẫn đang triệt để phong tỏa các thành phố lớn nhằm đối phó Covid. 
6/4, ADB hạ dự báo tăng trưởng Châu Á thấp hơn 0.1% về mức 5.2% so với tháng 12/2021. CPI khu vực tăng từ 2.5% lên mức 3.7% trong bối cảnh sức ép giá cả hàng hóa tăng đe dọa phục hồi kinh tế và ổn định lạm phát. Dù vậy, tổ chức này giữ nguyên mức tăng trưởng của Việt Nam năm 2022 ở mức 6.5% và 6.7% năm 2023 nhờ 3 trụ cột Công nghiệp chế biến chế tạo; Thương mại và đầu tư và Dịch vụ tích cực. Tổ chức này cũng đề 3 rủi ro Việt Nam phải đối mặt gồm: Rủi ro về dịch bệnh; Rủi ro địa chính trị (căng thẳng Nga – Ukraine) và Rủi ro nội tại (nợ xấu, trái phiếu Doanh nghiệp). Trước đó 1 ngày, WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam kịch bản cơ bản 5.3%, giảm từ mức 6.5% và tiêu cực 4.4%.
 
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Công bố KQKD quý I và mùa họp ĐHCĐ.
• Nhiều thông tin và tin đồn xuất hiện liên quan đến cổ phiếu BĐS, cũng như về TTCK.
• Ngày 11/4, Cuộc họp OPEC. 12/4, CPI Hoa Kỳ, EU; Tỷ lệ thất nghiệp Anh. 13/4, Chỉ số sản xuất công nghiệp EU; CPI Anh; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ Canada; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 14/4, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Biên bản chính sách tiền tệ ECB; Doanh thu bán lẻ và đơn xin trợ cấp Hoa Kỳ.