Tiêu đề Tuần 16_Phân tích tác động việc FED thu hẹp bảng cân đối kế toán đến thị trường tài chính_PTKT_VTP, ANV_220418
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 17/04/2022
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2044 Kb
Tải về: 1438
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Nỗ lực tạo vùng đáy trong ngắn hạn.
VN-Index tiếp tục giảm -1.58% trong tuần qua khi các ngành lớn như Ngân hàng, BĐS, Tài nguyên cơ bản đều suy yếu. Số cổ phiếu giảm điểm áp đảo với 271 cổ phiếu giảm so với 124 cổ phiếu tăng dù vậy thị trường vẫn tiếp tục phân hóa với 7/19 ngành tăng điểm. Kết quả kinh doanh tích cực giúp một số cổ phiếu ngành Bán lẻ, hóa chất và công nghệ thông tin tăng điểm tích cực. Mùa công bố KQKD quý I là điểm sáng hiếm hoi để tiếp tục giữ lửa cho thị trường trong bối cảnh hoạt động đầu cơ tại các cổ phiếu có lịch sử làm giá đang thu hẹp đáng kể, kéo theo thanh khoản toàn thị trường giảm sút. VN-Index có khả năng cân bằng ở 1,440 điểm trong tuần tới, cơ hội đầu tư các cổ phiếu cơ bản cho mục tiêu trung hạn vẫn được lưu ý trong quá trình VN-Index tạo đáy ngắn hạn.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP, theo đó chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải quyết thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong các nhiệm vụ được phân giao cho các bộ ban ngành. Nội dung đáng chú ý Bộ Công An tập trung trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm liên liên chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đất đai, … Điều này cho thấy Chính phủ đang quyết tâm thực thi các giải pháp đi vào cuộc sống đồng thời cũng sẽ đẩy mạnh thanh kiểm tra. Điều này cũng ảnh hưởng đến TTCK trong ngắn hạn tuy nhiên đây là một giải pháp mang lại lợi ích cho các thị trường trong dài hạn.
 
TTCK THẾ GIỚI
Sức ép từ lạm phát tạo áp lực không nhỏ đến quyết định của các NHTW.
TTCK Hoa Kỳ chịu sức ép giảm điểm trước báo cáo lạm phát và lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng cao trước mùa công bố KQKD quý I. Các chỉ CK Hoa Kỳ giảm từ 0.3% - 3.9%. Diễn biến tương đồng, các TTCK Châu Á giảm bình quân -1.5%. Đi ngược chiều với TTCK, thị trường hàng hóa ghi nhận tuần thứ 2 tăng liên tiếp với mức tăng mạnh 6%. Mức tăng rộng ở hầu hết hàng hóa nhưng đóng góp chính từ giá dầu và gas tự nhiên lần lượt 11% và 14%. Mùa công bố KQKD quý I sẽ được đẩy mạnh dù vậy tâm lý lo ngại lạm phát, lợi suất trái phiếu tăng và tốc độ tăng lãi suất có thể được đẩy nhanh trong kỳ họp đầu tháng 5 là các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. 
CPI Hoa Kỳ tăng 8.5% trong tháng 3, cao nhất trong vào 41 năm, vượt qua dự báo từ Dow Jones. Lạm phát Anh cũng tăng lên mức 7% trong tháng 3, mức cao nhất trong 30 năm. Đóng góp cho mức CPI cao từ giá thực phẩm và giá năng lượng, đang bào mòn sức tiêu dùng và tạo áp lực đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất tại các nước trong các cuộc họp chính sách tiếp theo. CPI Trung Quốc cũng tăng 1.5% đặt Chính phủ nước này thận trọng hơn khi mở rộng chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng. Mục tiêu tăng trưởng 5.5% của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chính sách zero covid đã phỏng tỏa 20 thành phố chiếm 40% GDP toàn quốc. Kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc giảm -0.1% trong tháng 3 so cùng kỳ sau 2 năm. Việc đóng cửa kéo dài không chỉ ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng chuỗi cung ứng qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng thế giới trong năm 2022.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Công bố KQKD quý I và mùa họp ĐHCĐ.
• Hoạt động thanh kiểm tra trong lĩnh vực BĐS và chứng khoán ảnh hưởng diễn biến và thanh khoản thị trường.
• Ngày 18/4, Tỷ lệ thất nghiệp, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp và GDP Trung Quốc; cuộc họp IMF. 19/4, Biên bản chính sách tiền tệ Australia. 20/4, Chỉ số sản xuất công nghiệp EU; Doanh thu bán nhà qua sử dụng và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 21/4, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; Chỉ số niềm tin tiêu dùng và CPI của EU. 22/4, PMI Anh, Hoa Kỳ và EU.