Tiêu đề Tuần 17_Đánh giá về việc dự báo danh mục ETF Diamond_220425
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 24/04/2022
Số trang : 12
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1768 Kb
Tải về: 1067
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

VN-Index lao dốc mạnh khi dòng tiền cơ cấu lại và áp lực giải chấp margin.
VN-Index bất ngờ giảm mạnh dưới 1,420 điểm (SMA200) và duy trì 6 phiên giảm điểm liên tiếp. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm -5.4% với mức đóng góp chủ yếu của nhóm cổ phiếu Bất động sản và Ngân hàng (đang chiếm tỷ trọng 54% trong rổ VN-Index). Trước sự cơ cấu lại của dòng tiền và áp lực giải chấp, mức giảm điểm lan rộng trên 18/19 ngành. Từ lúc chỉ tập trung giảm điểm ở nhóm BĐS, đà giảm lan rộng qua các nhóm ngành như Ngân hàng, dịch vụ tài chính, xây dựng và vật liệu, dầu khí và hóa chất kéo thị trường vào vòng xoáy giải chấp margin. Tâm lý bi quan tăng mạnh nhưng thị trường vẫn ghi nhận điểm tích cực về khối ngoại mua ròng 63 triệu USD, KQKD quý I tăng 78.9% cùng kỳ với 33% số công ty công bố báo cáo tài chính và sự trở lại của các cổ phiếu lớn trong rổ VN30. Với mức lợi nhuận tích cực trên, chỉ số P/E VN-Index có thể giảm về gần 14 lần, mức hấp dẫn trong 2 năm gần nhất qua đó có thể giúp VN-Index sớm cân bằng trên mức 1,350 điểm.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ. Chỉ trong tháng 4, Thủ tướng đã có 2 công điện và 2 văn bản về vấn đề này. Thủ tướng cũng chủ trì hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tổ chức vào chiều ngày 22/4 với sự tham gia của nhiều bộ ban ngành, các tập đoàn, NHTM nhà nước và các Doanh nghiệp. Hội nghị sẽ tập trung trao đổi về thực tế, các giải pháp phát triển thị trường vốn cũng như các giải pháp quản lý giám sát thị trường vốn an toàn, minh bạch.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các NHTW đẩy nhanh chính sách thắt chặt tiền tệ dù triển vọng tăng trưởng thế giới ảm đạm.
Quan điểm chủ tịch FED tại tại Diễn đàn kinh tế toàn cầu cho thấy FED đã sẵn sàng cho việc tăng lãi suất nhanh hơn khoảng 0.5% cho kỳ họp tháng 5 tới. Lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 2.9%, gần mức cao nhất kể từ 2018 trong khi TTCK lù từ 1-2%. Tính chung 5 ngày giao dịch, các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm từ 1.2% – 3.4%, ngoại trừ DJ tăng nhẹ 0.6%. Các chỉ số CK Châu Âu và Á tăng nhẹ, TTCK Việt Nam và Trung Quốc là ngoại lệ với mức giảm bình quân 4.5%. Thị trường hàng hóa ghi nhận mức giảm 1.3% sau tuần thứ 2 tăng liên tiếp. Bên cạnh những nỗi lo về lãi suất và xung đột, mùa công bố KQKD quý I cũng không bình yên khi chứng kiến sự lao dốc 35% của cổ phiếu Netflix khiến cho diễn biến các thị trường đều trong trạng thái bấp bênh. 
WB và IMF đều bi quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng chiến tranh nga - Ukraine. WB đã triển vọng tăng trường thế giới xuống còn 3.1% so mức dự báo 4.1% trước đó. Khu vực cắt giảm mạnh là Châu Âu và Trung Á. WB cũng đề xuất kế hoạch ngân sách 170 tỷ USD trong 15 tháng để ứng phó với khủng hoảng. IMF cũng dự báo mức tăng trưởng toàn cầu 2022 ở mức 3.6%, giảm 0.8% so với dự báo vào tháng 1/2022. 3 lý do của sự sụt giảm gồm cuộc chiến Ukraine – Nga làm tăng giá cả kéo theo sản lượng thấp và lạm phát cao hơn; suy thoái kinh tế Trung Quốc do chống dịch và Các NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ trước áp lực lạm phát. Ngoài ra, các nghiên cứu độc lập khác gần đây chỉ ra rằng tình trạng lạm phát đình đốn và chiến tranh Nga – Ukraine là 2 mối đe dọa lớn nhất với nền kinh tế thế giới năm nay.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Công bố KQKD quý I và mùa họp ĐHCĐ.
• Thị trường trong nỗ lực tạo đáy, hấp thụ lực bán từ giải chấp margin.
• Ngày 24/4, Bầu Tổng thống Pháp. 26/4, Đơn đặt hàng lâu bền, chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ; Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản. 27/4, CPI Australia; Doanh thu nhà qua sử dụng và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 28/4, Doanh thu bán lẻ và Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản; GDP Q1 công bố lần đầu và đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ. 29/4, Chỉ số PMI Trung Quốc; GDP Canada; GDP công bố lần đầu của EU.