Tiêu đề Tuần 18_Thống kê phản ứng của TTCK Việt Nam khi SBV thay đổi lãi suất điều hành_PTKT_HAH, CTR, NKG, NTP_220502
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 02/05/2022
Số trang : 14
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2146 Kb
Tải về: 1229
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường đang hướng về mức cân bằng sau nhịp bán tháo.
VN-Index tiếp tục trải qua những cung bậc cảm xúc mạnh, rơi sâu về gần 1,250 điểm và hồi phục lại nhờ thông tin trấn an của cơ quan quản lý. Ngoài mức định giá hấp dẫn, khối ngoại mua ròng 28 triệu USD qua đó nâng giá trị mua ròng lên 150 triệu USD trong tháng 4 cũng là yếu tố giúp thị trường cân bằng. Tính chung cả tuần, VN-Index chỉ giảm nhẹ -0.9% với 15/19 ngành giảm nhưng có đến 220 cổ phiếu tăng giá so với 164 cổ phiếu giảm. Bất động sản, ô tô phụ tùng, hàng và dịch vụ công nghiệp và Xây dựng là 4 ngành tăng điểm sau khi đã giảm mạnh tuần trước. Tâm lý thị trường bình ổn, các cổ phiếu KQKD quý I tích cực đều phản ứng tốt với thông tin. Diễn biến hồi phục ngắn hạn chưa giúp chỉ số quay lại xu hướng tăng điểm nhưng đã giải tỏa tâm lý và mở ra kỳ vọng chỉ số có thể quay lại ngưỡng cân bằng quanh 1,420 điểm sau kỳ nghỉ Lễ. 
Tính đến 29/4, 506 cổ phiếu chiếm tỷ lệ 66% lượng cổ phiếu niêm yết trên HSX và HNX đã công bố KQKD quý I với mức tăng trưởng 41% so cùng kỳ. 62% công ty có tăng trưởng dương so cùng kỳ và 12% số cổ phiếu lỗ. 12/30 cổ phiếu VN30 công bố KQKD với mức tăng trưởng LNST 32% yoy và 16/19 cổ phiếu Ngân hàng có mức tăng trưởng LNST 34.7%. Top 5 cổ phiếu đóng góp tăng trưởng LNST tuyệt đối gồm VPB, DPM, SHB, TCB, DGC, chiếm 59% lợi nhuận tăng thêm so cùng kỳ. 7/10 cổ phiếu ngân hàng có mức đóng góp tăng trưởng LNST tuyệt đối lớn nhất. Mùa công bố KQKD quý I đang bước vào giai đoạn cuối và khối Ngân hàng vẫn đóng góp chủ yếu mức cải thiện LNST so cùng kỳ.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ biến động mạnh trước các thông tin trái chiều, USD tăng giá.
KQKD tích cực giúp TTCK Hoa Kỳ hồi phục ấn tượng sau những phiên giảm mạnh trước lo ngại FED đẩy nhanh thắt chặt tiền tệ và lạm phát gia tăng. Dù vậy, các chỉ số CK Hoa Kỳ vẫn giảm bình quân -2%. Diễn biến giảm điểm cũng ghi nhận ở hầu hết các thị trường Châu Âu và Châu Á. Giá dầu và gas tăng trên 4% nhưng chỉ số hàng hóa Bcom Index chỉ tăng 0.8% do giá các kim loại đồng loạt giảm. USD Index tăng 1.8%, trong đó USD tăng mạnh 2.2% so với EUR. FED đang có động thái đẩy nhanh tiến trình tăng lãi suất trong khi ECB và BOJ giữ nguyên lãi suất đang khiến USD tăng giá đột biến so với các đồng tiền này. 
Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách Zero Covid vì không có lựa chọn khác. Đợt bùng phát covid dấy lên lo ngại Bắc Kinh có thể là thành phố phải tạm dừng hoạt động. Sau lệnh xét nghiệm hàng loạt, người dân đổ xô siêu thị để tích trữ thực phẩm ngày 25/4. Trung Quốc siết chặt các biện pháp chống dịch kéo theo giá thương mại toàn cầu 22 nghìn tỷ USD có nguy cơ gián đoạn trong nhiều tháng. Thương mại nước này đang chiếm 12% khối lượng thương mại toàn cầu. Chính sách chống dịch của Trung Quốc đang khiến các nhà máy, phương tiện vận tải và cảng biến ùn ứ. Thời gian vận tải kéo dài và chi phí tăng vọt gần 3 lần so với thời điểm tháng 3. Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đang có nguy cơ trở lại sau cuộc khủng hoảng vào năm 2020.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa công bố KQKD quý I và ĐHCĐ bước vào giai đoạn cuối.
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 4.
• Ngày 2/5, Chỉ số PMI EU, Canada, Hoa Kỳ. 3/5, Tỷ lệ thất nghiệp EU; PMI Anh. 4/5, Doanh thu bán lẻ, PMI dịch vụ EU; Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 5/5, Biên bản cuộc họp FOMC; Cuộc họp OPEC; Báo cáo chính sách tiền tệ BOE. 6/5, Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ và Canada.