Tiêu đề Tuần 21_Tác động của việc Mỹ hạ bớt hàng rào thuế quan đối với Trung Quốc_220523
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 23/05/2022
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2118 Kb
Tải về: 1242
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường đang có nhịp tích lũy thứ 2 sau nhịp giảm điểm đầu tháng 4
Thị trường có nhịp hồi tốt sau khi giảm mạnh tuần trước, VN-Index tăng 4.9% với  320 cổ phiếu và 18/19 ngành tăng điểm. Tâm lý thị trường dần ổn định khi chỉ số liên tiếp vượt những thời điểm khó khăn khi đón nhận nhiều thông tin bất lợi trong nước và quốc tế. Các ngành tăng đều tuy nhiên do thanh khoản thấp nên vận động giá tập trung ở các nhóm ngành giảm sâu và có thông tin hỗ trợ như Dầu khí (+12%), Dịch vụ tài chính (+11.6%) và Hóa chất (+11.6%). Mặc dù thị trường đang có chuyển biến tích cực về tâm lý nhưng sự thận trọng vẫn thể hiện qua thanh khoản duy trì ở mức thấp. NĐT vẫn cân nhắc duy trì tỷ trọng tiền mặt cao cũng như hạn chế đuổi giá cổ phiếu ở những nhịp hồi với thanh khoản không cải thiện.
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV dự kiến họp từ 23/5 đến 17/6. Quốc hội xem xét thông qua 5 dự án luật và cho ý kiến 6 dự án luật. Quốc hội cũng xem xét kế hoạch kinh tế xã hội và ngân sách 2021 và kế hoạch năm 2022; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020. Kỳ họp cũng xem xét và quyết định kéo dài thời gian áp dụng Nghị định 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, quốc hội cũng xem xét quyết định Chủ trương đầu tư Dự án Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các thị trường vẫn biến động với biên độ rộng và khó lường
Đà giảm của các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ thu hẹp trung bình 1% mặc dù chứng kiến 2 phiên giảm ngày 18 và 19/5. Chỉ số S&P500 đang hướng về vùng thị trường “con gấu” khi ghi nhận mức giảm 19% so với đầu năm. Các TTCK Châu Âu không có biến động rõ rệt trong khi TTCK khu vực có mức tăng mạnh, dẫu đầu là TTCK Philippines và Việt nam lần lượt 5.7% và 4.9%. Thị trường hàng hóa hồi phục gần bằng số giảm tuần trước với mức tăng 1.8% và hầu hết các mặt hàng đều tăng trở lại. USD Index lại giảm -1.6% so với mức tăng 0.9% tuần trước. Mức giảm chủ yếu so với EUR, CHF nhưng vẫn tiếp tục tăng 0.2% so với VND. Các thị trường vẫn đang biến động phức tạp với các tuần tăng giảm đen xen do tác động của các thông tin vĩ mô, xung đột cũng như việc nới lỏng kiểm soát covid tại Trung Quốc được công bố.
Chủ tịch FED nhấn mạnh quyết tâm kéo lạm phát xuống trong ngày 17/5 khi cho rằng FED sẽ nâng lãi suất cho tới khi tốc độ tăng giá cả về ngưỡng lành mạnh. FED sẽ tiếp tục nâng 0.5% trong các cuộc họp tiếp theo miễn sao các điều kiện kinh tế duy trì. Trước đó, chủ tịch FED cam kết đưa lạm phát về sát ngưỡng 2%. Ông Powell hy vọng có đạt mục tiêu mà không “nhấn chìm” nền kinh tế cho dù có thể có một vài tổn thất. Theo sau Hoa Kỳ, Nhật cũng công bố GDP giảm 0.2% so quý trước và giảm 1% cùng kỳ năm ngoái. Mức sụt giảm chủ yếu do các biện pháp phòng chống dịch tuy nhiên điều này cho thấy nền kinh tế thứ 3 thế giới hồi phục hết sức mong manh và chưa thể tăng lại trước đại dịch. Tăng trưởng các quốc gia chủ chốt sụt giảm trong khi quá trình trung hòa chính sách tiền tệ đẩy nhanh hình thành nguy cơ suy thoái ngắn hạn.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV dự kiến họp từ 23/5 đến 17/6.
• Ngày 24/5, PMI Anh, Nhật, EU, Châu Âu; Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ. 25/5, GDP công bố lần cuối Nhật; Chủ tịch BOJ phát biểu; Đơn đặt hàng lâu bền Hoa Kỳ. 26/5, Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ, Biên bản FOMC; GDP công bố lần cuối và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 27/5, Cán cân thương mại, Báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân, chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.