Tiêu đề Tuần 22_Dự báo danh mục FTSE Vietnam_220530
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 29/05/2022
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1692 Kb
Tải về: 855
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Giữ đà hồi phục, dòng tiền vận động ngành rõ rệt hơn
Cùng nhịp hồi phục của TTCK thế giới, VN-Index ghi nhận mức 3.6%, duy trì đà tăng tuần thứ 2 liên tiếp. Thị trường ghi nhận 293 cổ phiếu và 16/19 ngành tăng điểm. Nếu như tuần trước thị trường tăng đều nhờ hoạt động bắt đáy và tập trung vào dầu khí, dịch vụ tài chính; vận động dòng tiền dịch chuyển sang các nhóm ngành Công nghệ thông tin (+12.3%), Bán lẻ (+10.75%); Hàng cá nhân và gia dụng (8.8%) qua đó giúp VN-Index giữ vững đà tăng trong bối cảnh thị trường tăng điểm trong nghi ngờ với thanh khoản chưa cải thiện rõ ràng. Mặc dù thị trường đang chuyển biến tích cực, chúng tôi cho rằng VN-Index còn phải vượt qua ngưỡng tâm lý 1,300 điểm và 1,350 – 1,360 điểm để xác nhận xu hướng ngắn trung hạn qua thu hút dòng tiền hình thành các nhịp tăng trưởng về giá đồng hành tăng trưởng thanh khoản trong tháng 6.
NHNN tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn Ngân sách 40 nghìn tỷ theo Nghị định 31 và thông tư 03. Gói hỗ trợ là một phần trong chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT – XH được quốc hội thông qua vào đầu năm 2022. Chương trình thực hiện trong 2 năm 2022 – 2023 với quy mô vòng quay khoảng 2 triệu tỷ vốn vay cho các ngành hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua. Với những chuyển biến hiện, gói hỗ trợ kỳ vọng sớm triển khai.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK Hoa Kỳ hồi phục mạnh sau chuỗi 7 tuần giảm điểm liên tiếp
Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ có nhịp hồi phục mạnh bình quân 4% trong tuần qua sau chuỗi lao dốc 7 tuần liên tiếp. Kết quả khởi sắc từ lĩnh vực bán lẻ và đơn xin trợ cấp giảm giúp NĐT lạc quan hơn về triển vọng nền kinh tế. Các TTCK Châu Âu duy trì đà tăng tích cực trong khi Việt Nam dẫn đầu đà hồi phục của TTCK các nước khu vực. Dấu hiệu tích cực từ Trung Quốc cũng như khi khan hiếm nguồn cung kéo theo nhiều mặt hàng hóa tăng giá giúp chỉ số Bcom tăng 2.2%, giá thép cán nguội là ngoại lệ khi giảm -13.4% so tuần trước. USD Index giảm -1.4%, ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp. Mức giảm 1.6% với EUR, CHF và vẫn tăng so với các nước mới nổi và đang phát triển như tăng 0.3% so với NDT và 0.1% so với VND.
Biên bản FOMC, các quan chức cho rằng FED cần đẩy nhanh lãi suất để giảm tốc độ lạm phát tăng nhanh nhất 40 năm qua. Lãi suất kỳ vọng có 3 lần tăng FED dự kiến sẽ thực hiện ít nhất 3 lần 0.5% trong các tháng tới, lên mức 2.5 – 2.75% vào cuối năm 2022. Lạm phát làm tâm điểm khi có tới 60 lần được nhắc tới. Các quan chức đều bày tỏ lo ngại lạm phát dù tin tưởng chính sách FED và sự bớt căng thẳng trong chuỗi cung ứng có thể giúp cải thiện tình hình. Chủ tịch FED cũng cho biết có nhiều sự kiện lớn, sự kiện địa chính trị diễn ra khớp thế giới đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế trong năm tới và lâu hơn. Vì vậy, câu hỏi liệu nền kinh tế có thể thực hiện hạ cánh mềm hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố mà FED không kiểm soát được.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV dự kiến họp từ 23/5 đến 17/6.
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 5/2022.
• Ngày 31/5, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất và thất nghiệp Nhật Bản; CPI, GDP Pháp; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ. 1/6, Chỉ số PMI, Tỷ lệ thất nghiệp EU; GDP Australia; Lãi suất và chính sách tiền tệ Canada; Cuộc OPEC và các quốc gia sản xuất dầu mỏ kéo dài 2 ngày. 2/6, Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp, đơn xin trợ cấp lần đầu và dự Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 3/6, Doanh thu bán lẻ và PMI Châu Âu; Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ.