Tiêu đề Tuần 24_Cập nhật danh mục ETF FTSE Vietnam và ETF VNM Quý 2 năm 2022_220613
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 12/06/2022
Số trang : 12
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1748 Kb
Tải về: 1117
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Lực cầu suy yếu, VN-Index không thể duy trì ngưỡng tâm lý 1,300 điểm
VN-Index có tuần điều chỉnh nhẹ sau 3 tuần tăng điểm với mức giảm -0.3%. Ngược chiều với diễn biến tuần trước thị trường ghi nhận 11/19 ngành tăng điểm và 220 cổ phiếu giảm so với 170 cổ phiếu tăng điểm. Dòng tiền tiếp tục luân chuyển nhẹ qua các ngành Hóa chất (+3.1%), Ô tô và phụ tùng (+2.1%), Dầu khí (+1.2%). Khối ngoại tiếp tục mua ròng (chủ yếu từ ETF Diamond và Fubon) vẫn đang là lực đẩy chính cho thị trường trong ngắn hạn. VN-Index giảm trở lại dưới ngưỡng tâm lý 1,300 điểm trong khi các ETFs cơ cấu và HĐTL VN30F2206 đáo hạn sẽ khiến diễn biến tuần tới tiềm ẩn biến động phức tạp và khó lường. Về quá trình đánh giá của 02 ETF ngoại: ngày 03/06/2022 FTSE đã công bố danh mục cổ phiếu thuộc bộ chỉ số FTSE Vietnam Index theo đó APH là cổ phiếu bị loại và không thêm mới cổ phiếu nào. Ngày 10/06/2022, MVIS cũng đã công bố danh mục các cổ phiếu thuộc bộ chỉ số MVIS Vietnam Index theo đó MVIS thêm mới 02 cổ phiếu là: SHB và VCG và loại bỏ cổ phiếu ORS. Như vậy MVIS Vietnam Index đã có 45/59 cổ phiếu Việt Nam – bổ sung thêm 01 cổ phiếu so với kỳ đánh giá trước đó. 02 Quỹ ETF VNM và FTSE Vietnam sẽ hoàn thành việc cơ cấu danh mục vào ngày 17/06/2022. Danh mục cơ cấu các cổ phiếu Việt Nam đối với các ETF tham chiếu theo bộ chỉ số này chi tiết tại Chuyên mục cuối tuần.
 
TTCK THẾ GIỚI
TTCK các nước phát triển quay đầu giảm điểm trước triển vọng lạm phát
Với tâm lý chờ đợi báo cáo lạm phát tháng 5, các thị trường CK Hoa Kỳ quay đầu giảm bình quân 3%. Các TTCK Châu Âu cũng có mức giảm trên 3% khi ECB xác nhận kế hoạch nâng lãi suất tháng 7 và tăng một lần nữa vào tháng 9 đồng thời nâng dự báo lạm phát lên 6.8% từ 5.1%. Ngoại trừ Trung Quốc tăng 2.8%, các TTCK khu vực đều có mức giảm bình quân 1.5%. Giá dầu thô và gas vẫn là động lực chính đẩy chỉ chỉ số hàng hóa Bcom Index tăng 2.1% trong tuần. Sau khi đi ngang tuần trước, USD lấy lại đà tăng 1.3%, mức tăng chủ yếu với JPY và EUR và đặc biệt tăng 22.5% so với RUB qua đó ghi nhận mức tăng 60% trong 3 tháng gần nhất. Sau một loạt các biện pháp thu hẹp chính sách tiền tệ, thị trường đang chờ đợi báo cáo lạm phát tháng 5 tích cực và thông tin này sẽ tác động mạnh đến các thị trường trong tuần tới.
Kim ngạch nhập khẩu Hoa Kỳ giảm 3.4% lần đầu kể từ tháng 7/2021 trong tháng 4 khu nhu cầu hàng hóa và nguyên vật liệu nước ngoài suy yếu. Đà giảm đánh dấu sự đảo chiều do trước đó doanh nghiệp đẩy mạnh dự trữ tồn kho tránh gián đoạn chuỗi cung ứng trong khi người tiêu dùng nước này chuyển chi tiêu từ hàng hóa sang dịch vụ và du lịch. Trước đó, Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ thừa nhận tình trạng lạm phát sẽ không phải “tạm thời” mà còn kéo dài và ở mức cao trái ngược với suy nghĩ trước đây khi cho rằng lạm phát chỉ tạm thời. Nguy cơ tăng trưởng chậm cũng được WB công bố tại báo báo ngày 7/6, theo đó hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4.1% xuống còn 2.9% và hạ dự báo tăng trưởng Mỹ 1.2% xuống còn 2.5%. WB cho rằng nền kinh tế toàn cầu có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng yếu và lạm phát gia tăng như những năm 1970.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV kết thúc vào 17/6.
• ETF VNM và FTSE cơ cấu danh mục quý II, HĐTL VN30F2206 đáo hạn ngày 16/3.
• Ngày 13/6, Chỉ số sản xuất công nghiệp, cán cân thương mại và GDP Anh. 14/6, CPI Pháp; Tỷ lệ thất nghiệp Anh; Chỉ số sản xuất EU và PPI của Hoa Kỳ. 15/6, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp, thất nghiệp Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 16/6, Lãi suất và biên bản FED; Lãi suất và chính sách tiền tệ NHTW Thụy Sỹ; Lãi suất và chính sách tiền tệ BOE; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 17/6, Lãi suất và chính sách tiền tệ BOJ; Chỉ số sản xuất công nghiệp Hoa Kỳ.