Tiêu đề Tuần 25_VN-Index và những giai đoạn “Thị trường Gấu”_220620
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 19/06/2022
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2102 Kb
Tải về: 1471
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

TT giảm sâu do thông tin tiêu cực thế giới
Diễn biến tiêu cực của TTCK thế giới ảnh hưởng mạnh đến TTCK Việt Nam trong tuần HĐTL đáo hạn và ETFs cơ cấu danh mục. VN-Index giảm 5.2% cùng mức giảm trên diện rộng của 345 cổ phiếu so với 51 cổ phiếu tăng. 17/19 ngành giảm điểm, trong đó ngành dịch vụ tài chính (-20.2%), Ô tô phụ tùng (-11.5%) và Tài nguyên cơ bản (-10.9%). Cùng với ngành Ngân hàng (-7.9%), các ngành có tính chu kỳ cao như Chứng khoán, tài nguyên đóng góp phần lớn vào đà giảm của thị trường. Khối ngoại vẫn mua ròng trên 53 triệu USD (ETF Diamond và Fubon đóng góp phần lớn) là điểm sáng trong tuần qua. Ngưỡng hỗ trợ 1,200 điểm đang trở lên khá mong manh dù lực cầu bắt đáy trong tuần ở vùng điểm này khá tốt. Động lực hồi phục đang khá mờ nhạt, diễn biến còn khó lường hơn khi vùng tâm lý trên bị phá vỡ.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV đã bế mạc vào chiều 16/6. 5 luật và 16 nghị quyết đã được thông qua. Quốc hội cũng tập trung trao đổi vấn đề kinh tế - xã hội 2021 và 5 tháng 2022 và trao đổi quyết định những nội dung quan trọng như dự án Vành đai 3 TP Hồ chí Minh, vành đai 4 vùng Thủ đô, các dự án đường bộ cao tốc. Quốc hội cũng quyết nghị kéo dài Nghị quyết 42 (thí điểm xử lý nợ xấu của TCTD); Điều chỉnh nhằm thực hiện hiệu quả dự án đường Hồ Chí Minh. Nhiều chính sách sau đây sẽ được Chính phủ đẩy mạnh như gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế cũng như hoạt động giải ngân đầu tư công.
 
TTCK THẾ GIỚI
NHTW các nước đồng loạt tăng lãi suất, TTCK giảm sâu
Quyết định tăng lãi suất của FED ảnh hưởng mạnh lên TTCK toàn cầu. TTCK Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm bình quân 8%. Các Châu Âu giảm bình quân 3.5%, Nhật Bản giảm 6.7%. Các TTCK Châu Á giảm từ 2 – 5%, ngoại trừ TTCK Trung Quốc tăng 1%. TTCK Trung Quốc đang có diễn biến ngược chiều thế giới khi có 3 tuần tăng điểm liên tiếp nhờ các biện pháp nới lỏng covid và hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và tài khóa. Chỉ số hàng hóa giảm -3.4% do lo ngại triển vọng kinh tế tiêu cực. USD Index tăng nhẹ 0.1%, tăng so với nội tệ của các nước mới nổi và đang phát triển nhưng giảm 2.2% so với đồng Thụy Sỹ. Chính sách tiền tệ thắt chặt và các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát tiếp tục là vấn đề ảnh hưởng ngắn hạn lên các thị trường trong tuần tới.
FED đã tăng lãi suất thêm 0.75% trong kỳ họp tháng 6, mức mạnh nhất từ 1994 để kìm hãm đà tăng của lạm phát. Chủ tịch FED dự báo lãi suất có thể tăng thêm 0.5% hoặc 0.75% trong kỳ họp tới cũng như cho biết khả năng hạ cánh mềm đang giảm dần vì yếu tố ngoài kiểm soát của FED như cuộc chiến Nga – Ukraine, Covid 19 và gián đoạn nguồn cung. Sau động thái của FED, NHTW các nước như Brazil, Saudi Arabia, Thụy Sĩ và Anh cũng thông báo tăng lãi suất. Tính từ đầu năm đã có 45 quốc gia tăng lãi suất và dự kiến sẽ tiếp tục trong ngắn hạn. ECB cũng phát tín hiệu tăng lãi suất vào tháng 7 sau 11 năm. Lạm phát chưa có dấu hiệu giảm trong khi cuộc chiến Ukraine, nỗ lực kiềm chế Covid Trung cuộc và đình công công nhân Hàn Quốc vẫn gây nguy cơ gián đoạn và đẩy giá lên cao.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến của thị trường thế giới trong bối cảnh VN-Index đang kiểm tra lại đáy ngắn hạn. 
• Ngày 21/6, Biến bản chính sách tiền tệ Australia; Doanh thu bán lẻ Canada; Doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 22/6, CPI Anh và Canada; Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản; Chủ tịch FED điều trần QH. 23/6, PMI Australia, Nhật Bản, EU, Anh và Hoa Kỳ; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 24/6, Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ; CPI Nhật Bản.