Tiêu đề Tuần 26_VN-Index và các giai đoạn suy thoái kinh tế_220627
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 27/06/2022
Số trang : 17
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2102 Kb
Tải về: 788
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

TT giữ vùng đáy cũ và mở ra cơ hội hồi phục
VN-Index có tuần giảm thứ 3 liên tiếp trước thông tin tiêu cực từ thế giới. Chỉ số có mức giảm -2.6%, mặc dù giảm dưới ngưỡng tâm lý 1,200 điểm đà giảm đã thu hep so tuần trước với chỉ 248/404 cổ phiếu và 14/19 ngành giảm điểm 17/19 ngành giảm điểm. Diễn biến tiêu cực từ giá dầu, cùng với hoạt động chuyển dòng cổ phiếu đã khiến những ngành tăng mạnh trước đó đều giảm sâu, trong đó ngành Tiện ích (-12.2%), Dầu khí (-7.8%) và Bán lẻ (-7.6%). Các ngành giảm mạnh tuần trước như Bảo hiểm, dịch vụ chứng khoán ghi nhận mức tăng lần lượt 3.5% và 1.4%. Khối ngoại duy trì mua ròng nhẹ trong khi dòng vốn đang bán ròng ở phần lớn các nước Châu Á. Diễn biến thị trường chưa tích cực nhưng với dữ liệu tăng trưởng kinh tế quý II và công bố KQKD trong vài tuần tới, VN-Index có cơ hội cân bằng và phục hồi tại vùng đáy cũ.
TTCK Việt Nam vẫn nằm trong thị trường cận biên trong kỳ rà soát tháng 6, theo đó 9 tiêu chí vẫn chưa đáp ứng tiêu chí nâng hạng của MSCI. MSCI cũng nhấn mạnh về room ngoại và cho rằng room đang tác động tới hơn 10% cổ phiếu. So với  báo cáo đánh giá 2021, TTCK Việt chưa ghi nhận sự cải thiện nào. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam có cơ hội được tăng tỷ trọng trong bộ chỉ số frontier market khi MSCI đang tham vấn chuyển Nigeria từ thị trường cận sang thị trường độc lập. Theo mô phỏng MSCI, tỷ trọng TTCK Việt Nam sẽ tăng từ 32.7% lên 34.3% trong bộ chỉ số MSCI Frontier Market khi Nigeria bị loại. Tỷ trọng TTCK Việt nam vẫn giữ nguyên ở mức 30.1% trong rổ MSCI Frontier Markets 100 Index. Quá trình tham vấn hoàn tất vào 31/8/2022.
 
TTCK THẾ GIỚI
Nguy cơ suy thoái tác động mạnh lên thị trường hàng hóa quốc tế
Sau nhịp bán tháo, TTCK có nhịp hồi phục sau khi cân nhắc rủi ro suy thoái, cũng như thông tin số liệu việc làm vẫn rất tích cực. TTCK Hoa Kỳ tăng bình quân 0.4% trong tuần. Diễn biến hồi phục cũng diễn ra tại các nước Châu Âu, ngoài trừ Đức giảm -1%. Ở các TTCK Châu Á diễn biến phân hóa. Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á tăng điểm trong khi Hàn Quốc, Việt Nam, Philippine và Malaysia giảm điểm. Biến động lớn diễn ra trên thị trường hàng hóa do lo ngại triển vọng kinh tế tiêu cực. Chỉ số hàng hóa giảm tiếp -7.7% sau khi đã giảm -3.4% tuần trước. Mức giảm diễn ra ở hầu hết các mặt hàng, dẫn dầu là mức giảm trên 10% của giá dầu thô, bông, lúa mì và quặng sắt. USD Index giảm -0.3%, chủ yếu giảm so với EUR và JPY trong khi tăng giá so với các đồng tiền khu vực mới nổi và đang phát triển.
Lạm phát Anh tăng 9.1% tháng 5 từ giá thực phẩm và năng lượng leo thang. Đây cũng là mức cao nhất kể từ khi thu thập dữ liệu từ 1989. CPI tăng 0.7% so với tháng trước, tuy nhiên đã thấp hơn so với mức tăng 2.5% tháng 4. NHTW Anh cũng đã triển khai đợt nâng lãi suất thứ 5 liên tiếp kiểm soát lạm phát. Quan điểm quyết tâm hạ lạm phát cũng được Chủ tịch FED đưa ra trong phiên điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ. FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhịp nâng lãi suất phụ thuộc dữ liệu và triển vọng nền kinh tế nhằm đưa xu hướng lạm phát về 2% và cho biết thêm việc hạ cánh mềm sẽ rất khó. Chỉ số PMI Hoa Kỳ giảm từ 53,6 điểm xuống còn 51.2 điểm tháng 6 cho thấy nền kinh Hoa Kỳ chậm lại. Trước đó theo khảo sát của Wall Street Journal, xác suất Hoa Kỳ rơi vào suy thoái 2023 là 44% còn USB nâng khả năng suy thoái lên 69%.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO:
• Diễn biến của thị trường thế giới ảnh hưởng đáng kể lên VN-Index trong quá trình kiểm tra lại đáy ngắn hạn.
• Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và GDP quý II.
• Ngày 27/6, Cuộc họp G7 từ 26-28/6; Đơn đặt hàng hóa lâu bền và doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ. 28/6, Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ; CPI lõi Nhật Bản. 29/6, Doanh thu bán lẻ, niềm tin tiêu dùng Nhật Bản; Chủ tịch BOE phát biểu; GDP quý I Hoa Kỳ công bố lần cuối; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 30/6, GDP lần cuối Anh; Tỷ lệ thất nghiệp EU; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Thu nhập và tiêu dùng cá nhân Hoa Kỳ. 1/7, Chỉ số PMI Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.