Tiêu đề Tuần 27_Diễn biến vẫn khó lường trước mùa công bố KQKD quý II_220704
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 03/07/2022
Số trang : 10
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1649 Kb
Tải về: 998
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt
TTCK VIỆT NAM
TT vẫn đang vận động giằng co quanh 1,200 điểm
VN-Index tăng 1.1% kết thúc 3 tuần giảm liên tiếp và vẫn giảm dưới ngưỡng tâm lý 1,200 điểm. Ngành tăng điểm áp đảo với 14/19 ngành tuy nhiên chỉ có 211 cổ phiếu tăng so với 178 cổ phiếu giảm. Điều này đang cho thấy sự phân hóa cổ phiếu vẫn diễn ra khá mạnh. Các ngành Ô tô phụ tùng, Thực phẩm đồ uống và Ngân hàng tăng 1.5% trong khi Dầu khí và hóa chất tiếp tục giảm gần -1.8% trước biến động giảm của giá dầu. Khối ngoại vẫn là điểm sáng khi tiếp tục mua ròng tại TTCK Việt Nam và bán ròng tại các nước Châu Á. Áp lực giảm điểm vẫn còn dù vậy nhiều khả năng TTCK tiếp tục phân hóa theo mùa công bố KQKD quý II và sự chuyển dịch nhẹ của dòng tiền khi chỉ số giao dịch vẫn đang giao cân bằng tại vùng đáy cũ.
GDP quý II ước tăng 7.7% đưa tăng trưởng 6 tháng đạt 6.4%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7.7% (đóng góp 48%); khu vực dịch vụ tăng 6.6% (đóng góp 46%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 9.6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng tăng 11.7% so cùng kỳ 2021. Tăng trưởng tín dụng ở mức 8.5%, tổng phương tiện thanh toán tăng 3.3%. Vốn đầu tư ngân sách chỉ bằng 35% kế hoạch và vốn FDI đăng ký giảm 8.1% cùng kỳ. XK 6M tăng 17.3%, nhập khẩu tăng 15.5% cùng kỳ, nhập siêu 0.7 tỷ USD. CPI tăng 0.7% tháng 6, bình quân 6 tháng tăng 2.4%. USD Index tăng 0.7% tháng 6. 6 tháng nền kinh tế tăng trưởng tốt, cấu khối vĩ mô ổn định dù vậy xuất khẩu, FDI đăng ký dấu hiệu giảm sút và lạm phát gia tăng cần lưu ý trong 6 tháng cuối năm.

TTCK THẾ GIỚI
S&P 500 có nửa đầu năm giảm mạnh kể từ năm 1970
6 tháng đầu năm 2022, chỉ số S&P 500 có mức giảm 20.6%, mức giảm mạnh nhất kể từ 1970. Các chỉ số giảm do lo ngại lạm phát, FED tăng lãi suất, xung đột Nga – Ukraine và phong tỏa Covid tại Trung Quốc. Tính riêng trong tuần, ngoại trừ Nasdaq giảm -1.3%, các chỉ số CK Hoa Kỳ đi ngang. Diễn biến tiêu cực diễn ra ở các TTCK Châu Âu với mức giảm trên 2% do áp lực lạm phát và triển vọng tăng lãi suất trong tháng 7. Châu Á, ngoại trừ TT Trung Quốc tăng tuần thứ 5 liên tiếp và Indonesia giảm -3.6%, các thị trường còn lại phần lớn đi ngang. Chỉ số hàng hóa ghi nhận tuần thứ 3 giảm với mức giảm -4.7%. Mức giảm ở hầu hết các mặt hàng, dẫn đầu Bông (-23.8%), Thép cán nóng (-17.5%) và Bạc (-6.5%). USD Index tăng 0.7%, chủ yếu so với EUR.
Trong ngày 29/6, Chủ tịch FED tiếp tục khẳng định FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho tới khi lạm phát được kiểm soát, ngay cả khi điều này gây ra suy thoái. Các quan chức FED tin rằng lạm phát cao còn tồi tệ hơn suy thoái và nếu không giải quyết sớm có thể dẫn tới suy thoái nghiêm trọng hơn. Nhiều quan chức FED ủng hộ nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 7. Dữ liệu tăng trưởng GDP quý I của Hoa Kỳ điều chỉnh lần 3 giảm từ -1.4% xuống -1.6%, theo văn phòng phân tích kinh tế Hoa Kỳ mức hạ này do tăng trưởng tiêu dùng chậm dù được bù đắp lợi nhuận đầu tư hàng hóa tư nhân. Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế đứng đầu thế giới đang lớn dần theo quan điểm của các nhà phân tích và chuyên gia kinh tế đặc biệt trong năm 2023.

THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa công bố KQKD quý II.
• Ngày 4/7, Opec họp từ 4-5/7; PMI Canada, Anh; Chính sách tiền tệ Nhật Bản. 5/7, PMI Anh, Trung Quốc, EU; Đơn đặt hàng nhà máy Hoa Kỳ. 6/7, Doanh thu bán lẻ và dự báo kinh tế EU; PMI dịch vụ Hoa Kỳ. 7/7, Biên bản FOMC; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Họp chính sách tiền tệ ECB. 8/7, Tỷ lệ thất nghiệp, thay đổi bảng lương phi nông nghiệp; Tài khoản vãng lai, lãi suất cho vay Nhật Bản.