Tiêu đề Tuần 30_Ước tính KQKD quý 2.2022_Đánh giá việc dự báo danh mục chỉ số VN30 và VN-Finlead_220725
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 24/07/2022
Số trang : 15
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2266 Kb
Tải về: 1082
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Vận động tích cực, VN-Index chưa thể vượt 1,200 điểm
Diễn biến tích cực từ thị trường thế giới và sự hồi phục của nhóm cổ phiếu lớn trong mùa công bố KQKD giúp VN-Index tăng 1.1% dù chưa thể vượt ngưỡng tâm lý 1,200 điểm. Ngành tăng điểm chiếm áp đảo với 17/19 ngành và có 254 cổ phiếu tăng so với 131 cổ phiếu giảm. Các ngành giảm đã giảm sâu trước đó và có KQKD quý II tích cực như Dịch vụ tài chính, xây dựng và vật liệu, Ngân hàng có mức tăng trên 5%. Mùa công bố KQKD quý II vẫn là tâm điểm thị trường trong tuần tới trong khi NĐT vẫn phải lưu ý diễn biến TTCK thế giới phản ứng trước thông tin FED tăng lãi suất và công bố GDP Hoa Kỳ. Dù vậy chúng tôi cho rằng thị trường đang có cơ hội để vượt ngưỡng tâm lý 1,200 điểm cho dù duy trì sự phân hóa cao trong tuần tới.
Tính đến 22/7 đã có 270 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 35%, số công ty niêm yết trên 2 sàn Hose và HNX đã công bố KQKD quý II. Tổng LNST ghi nhận 24,458 tỷ, tăng 30% so cùng kỳ. 59% số công ty có tăng trưởng LNST so cùng kỳ và 12% số công ty thua lỗ. Đóng góp phần lớn tăng trưởng lợi nhuận đến từ các cổ phiếu DGC (+1,462 tỷ), TCB (+1,088 tỷ), LPB (+694 tỷ) trong khi VPB (-510 tỷ), SMC (-456 tỷ) và ORS (-182 tỷ). Theo dự báo BSC research với 42 công ty thuộc 18 ngành có QKD quý II tăng trưởng 32% so cùng kỳ (xem thêm phần chuyên đề tuần). KQKD quý II do vậy sẽ tăng trưởng khá tích cực so với cùng kỳ và là bệ đỡ cho thị trường diễn biến tích cực trong ngắn hạn.
 
TTCK THẾ GIỚI
Các chỉ số CK thế giới hồi phục mạnh mẽ, dòng tiền khối ngoại mua ròng nhiều nước khu vực
Mùa công bố KQKD quý II tích cực đang lấn át lo ngại diễn biến tăng lãi suất, nguy cơ suy thoái kinh tế và đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao, các chỉ số CK Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 5.5%. Các chỉ số CK thị trường phát triển cũng ghi nhận mức tăng 3% trong khi khu vực cũng có mức tăng 1.5%. Giá hàng hóa hồi phục 2% sau nhiều tuần giảm điểm, dẫn đầu bởi giá gas (13%) và các kim loại. Sau nhiều tuần tăng giá, USD Index giảm lại -0.9%. EUR tăng lại 0.7% trước quyết định ECB tăng mạnh lãi suất. Diễn biến các thị trường dự kiến sẽ chứng kiến những biến động mạnh khi FED họp chính sách cũng như Hoa Kỳ công bố GDP quý II trong tuần tới.
Dữ liệu lạm phát tháng 6 của EU ở mức kỷ lục 8.6% khiến ECB mạnh tay tăng lãi suất 0.5% trong kỳ họp tháng 7 so với dự kiến 0.25% trước đó. Lãi suất được ECB giữ mức thấp kỷ lục và âm kể từ 2014 đã tăng lần đầu sau 11 năm. ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất ở kỳ họp tháng 9 với định hướng lạm phát ở mức 2%. CPI Anh tháng 6 của Anh cũng tăng 9.4% so với 9.1% vào tháng 5 tạo ra sức ép BOE tăng lãi suất thêm 0.5% sau 5 lần tăng 0.25%. CPI Hoa Kỳ dự báo tăng 8.8% tháng 6 so với mức đỉnh 9.1% trong tháng 5 nhờ đà giảm giá nhiên liệu và giảm giá hàng tồn kho tạo áp lực cho FED tăng 0.75% trong tuần tới. Lạm phát đang là nỗi lo thường trực của các nền kinh tế thế giới. Thời điểm lạm phát đạt đỉnh và tăng lãi suất nhanh hiện tại có kéo theo suy giảm kinh tế vẫn là yếu tố thời sự nửa cuối năm 2022 và năm 2023.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa công bố KQKD quý II, thị trường đang có sự vận động giữa các nhóm cổ phiếu giảm sâu và có KQKD quý II tích cực.
• Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 7/2022.
• Ngày 25/7, Báo cáo môi trường kinh doanh EU. 26/7, Biên bản chính sách tiền tệ BOJ; Chỉ số niềm tin tiêu dùng và doanh thu bán nhà chưa qua sử dụng Hoa Kỳ. 27/7, CPI Australia; Đơn hàng hóa lâu bền, Doanh thu nhà qua sử và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 28/7, Lãi suất và biên bản FOMC kỳ họp tháng 7; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, GDP quý II Hoa Kỳ công bố lần đầu. 29/7, Doanh thu bán lẻ Nhật bản; GDP EU và Canada; PMI Hoa Kỳ.