Tiêu đề Tuần 31_Tác động của giá dầu suy giảm lên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và Việt Nam_220801
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 01/08/2022
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2123 Kb
Tải về: 665
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Vượt 1,200 điểm với thanh khoản cải thiện
Thị trường thế giới tích cực, khối ngoài mua ròng và KQKD khối Ngân hàng khả quan của hỗ trợ VN-Index tăng 0.9%, qua đó duy trì 3 tuần tăng điểm liên tiếp từ vùng đáy. VN-Index cũng đã vượt qua ngưỡng tâm lý 1,200 điểm với thanh khoản cải thiện nhờ vận động tăng giá của các ngành lớn. Thị trường dù vậy phân hóa mạnh khi có đến 11/19 ngành tăng điểm và số lượng cổ phiếu tăng và giảm cân bằng. Diễn biến thị trường đang khá tích cực tuy nhiên diễn biến tuần tới dự báo còn giằng co theo hướng tăng dần. Mùa công bố KQKD đi vào giai đoạn cuối và vận động thị trường sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào biến động TTCK quốc tế.
Báo cáo kinh tế xã hội tháng 7, sản xuất công nghiệp tăng 11.2% yoy, vốn thực hiện từ NSNN tăng 22.5% yoy, FDI thực hiện tăng 10.2% trong khi FDI đăng ký giảm 7.1% yoy, thu ngân sách tăng 18.1%, bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tăng 42.6%, XK giảm 7.7% so tháng trước, ước xuất siêu 21 triệu USD, CPI tăng 0.4% tháng trước, tăng 3.59% so tháng 12 và CPI bình quân 2.54% yoy. Số liệu cho thấy đà hồi phục sản xuất và tiêu dùng duy trì tốt tuy nhiên hoạt động xuất khẩu, FDI đăng ký suy giảm trong CPI tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng và ổn định vĩ mô.
Tính đến 29/7, 448/768 cổ phiếu trên Hose, HNX đã công bố KQKD quý II với mức tăng trưởng -8% yoy (LNST tăng 17% nếu không tính LNST VHM giảm bất thường 10 nghìn). 11/19 ngân hàng công bố KQKD với mức tăng trưởng 23.1% yoy. Với mức sụt mạnh từ VHM, khác với dự báo trước đó, LNST thị trường sụt giảm kéo theo P/E VN-Index tăng nhanh và vượt mức 13 lần.
 
TTCK THẾ GIỚI
TCK thế giới tiếp tục tăng điểm, hàng hóa hồi phục mạnh
Tâm lý cởi bỏ với kỳ vọng FED sẽ sớm kết thúc chiến dịch tăng lãi suất quyết liệt, CK Hoa Kỳ có 2 phiên tăng điểm liên tiếp sau cuộc họp FED và GDP suy giảm quý thứ 2 liên tiếp. Ngoại trừ TTCK Nhật Bản và Trung Quốc giảm khoảng -0.5%, tất cả cả các TTCK chủ chốt và TTCK khu vực đều tăng điểm. Chỉ số hàng hóa Bcom tiếp tục tăng 4.3%, dẫn đầu là quặng sắt (+16.3%), Đậu tương (+12.9%), Gas (+10.1%), Lúa mì (+9%) và Bạc (+8.4%). USD Index tiếp tục hạ nhiệt khi giảm -1%. Biến động trên các thị trường đang khá hỗn loạn và cần thời gian theo dõi.
Theo sau quyết định tăng lãi suất 0.5% của ECB, FED tiếp tục tăng lãi suất 0.75% lần thứ 2 liên tiếp lên mức 2.25% - 2.5% trong nỗ lực chống lạm phát. FOMC cảnh báo các chỉ báo về chi tiêu và sản xuất gần đây đã yếu đi cho dù thị trường việc làm tăng trưởng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp vài tháng gần đây. FED cũng đã giảm 16 tỷ USD từ quy mô 9,000 tỷ của bảng cân đối kế toán, thấp hơn số xây dựng 47.5 tỷ USD. Kinh tế Mỹ suy thoái kỹ thuật sau 2 quý tăng trưởng âm, và thị trường việc làm tăng trưởng chậm và đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng cao nhất trong 8 tháng. FED sẽ đẩy mạnh quá trình thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát nhưng để ngỏ về cường độ các lần tới khi kinh tế giảm tốc. Mức tăng lãi suất 0.5% trong kỳ họp tháng 9 đang được thị trường hướng tới.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Mùa công bố KQKD quý II đi vào giai đoạn cuối.
• Hoạt động mua ròng khối ngoại và diễn biến TTCK thế giới.
• Ngày 1/8, PMI Nhật Bản, Anh, Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ; cuộc họp OPEC; 2/8, Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ NHTW Australia; 3/8, PMI dịch vụ, doanh thu bán lẻ EU; PMI dịch vụ, đơn đặt hàng sản xuất và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; 4/8, Lãi suất và chính sách tiền tệ BOE; Tỷ lệ thất nghiệp và cán cân thương mại Hoa Kỳ; 5/8, tỷ lệ thất nghiệp  và thay đổi bảng lương phi nông nghiệp Hoa Kỳ.