Tiêu đề Tuần 37_Cập nhật danh mục ETF FTSE Vietnam và ETF VNM Quý 3 năm 2022_220912
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 11/09/2022
Số trang : 13
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2097 Kb
Tải về: 967
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Rúng động trước áp lực chốt lãi ngắn hạn
VN-Index giảm 2.48% sau chuỗi tuần tăng điểm kể từ đầu tháng 7, qua đó phá vỡ vùng tích lũy trên 1,620 điểm kéo dài 3 tuần trước đó. Số cổ phiếu và ngành giảm áp đảo với 15/19 ngành giảm điểm. Các ngành Ngân hàng, dịch vụ tài chính, Du lịch và giải trí có mức giảm trên 4.8%. Tương đồng với nhận định tuần trước, áp lực chốt lãi chưa được giải phóng sau nhiều tuần tăng điểm và điều này đã được thể hiện qua phiên bán tháo ngày 7/9 trước thông tin room tín dụng không như kỳ vọng và diễn biến tiêu cực của các TTCK thế giới. Lực bán phần nào đã được giải phóng giúp thị trường cân bằng lại tuy nhiên vẫn còn quá sớm để khẳng định thị trường có thể nhanh chóng quay lại vùng tích lũy trên 1,260 điểm. VN-Index cũng đang trong vùng biến động lớn và NĐT có thể cân nhắc canh mua vùng giá thấp trong những phiên rung lắc và phiên giá biến động ảnh hưởng từ ETFs cơ cấu và HĐTL đáo hạn.
Ngân hàng nhà nước tuần qua đã cấp tín dụng mới cho các Ngân hàng thương mại. NHNN cũng yêu cầu đẩy nhanh chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, theo đó các NHTM không ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định tại Nghị định Chính phủ. Sau gần 3 tháng triển khai, dự kiến tiền hỗ trợ lãi suất đến cuối tháng 8 mới đạt 13.5 tỷ đồng so với số tiền Bộ tài chính dự kiến bố trí 16,035 tỷ đồng trong năm 2022. Với số liệu cấp tín dụng mới khảo sát tại một số Ngân hàng và định hướng tín dụng 14% năm 2022 của NHNN, nhiều khả năng sẽ còn một đợt cấp tín dụng nữa với quy mô 1% - 1.5% vào cuối năm tùy theo diễn biến kinh tế vĩ mô. Dù vậy, với quy mô và cách thức cấp tín dụng này, dòng tín dụng sẽ tập trung vào lĩnh vực sản xuất và ít cơ hội lan tỏa sang các lĩnh vực đầu tư những tháng cuối năm 2023.
 
TTCK THẾ GIỚI
NHTW các nước tiếp tục duy trì đà tăng lãi suất mạnh, TTCK dần bình ổn sau cú sốc
Sau cú sốc giảm điểm trước quan điểm cứng rắn và lộ trình tăng lãi suất mạnh của các NHTW, TTCK các nước chủ chốt đang dần ổn định lại. TTCK các nước chủ chốt tăng lại bình quân 0.5%. TTCK các nước khu vực cũng tăng lại bình quân 1.5%, ngoại trừ TTCK Việt Nam giảm điểm. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cũng thu hẹp mức giảm trước đó. Chỉ số hàng hóa Bcom giảm 1.3%, giá dầu và khí ga giảm lần lượt 2.2% và 8.4%, đóng góp chủ yếu cho mức giảm trong khi giá kim loại tăng tốt. USD Index cũng giảm 1% trong bối cảnh EUR và CHF tăng giá trở lại. Trong tuần tới, trước kỳ họp FED, các thị trường sẽ quan tâm đến dữ liệu CPI Hoa Kỳ công bố vào 13/9. Thông tin lạm phát được thị trường chú ý cho dự báo động thái của FED trong tương lai khi khả năng tăng mạnh lãi suất khó có thể thay đổi trong kỳ tháng 9.    
ECB thông báo nâng lãi suất 0.75% trong kỳ họp tháng 9, lần tăng lãi suất thứ 2 sau khi tăng lãi suất từ -0.5% lên 0% trong tháng 7. ECB cũng dự báo lạm phát bình quân 8.1% năm 2022, 5.5% năm 2023 và 2.3% năm 2024 do ảnh hưởng giá năng lượng tăng vọt. Động thái ECB tương đồng với FED và các NHTW khác, cho thấy các bên sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để chống lại lạm phát. Khác với các nước khác, NHTW Trung Quốc lại duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng khi nước này theo đuổi chính sách zero covid. Có ít nhất 74 thành phố với 313 triệu người đã áp dụng các biện pháp phong tỏa với nhiều hạn chế áp dụng. Chính sách zero covid vẫn đang ảnh tiêu cực đến tăng trưởng quốc gia này, ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu và làm xấu hơn bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2022.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Thông tin lạm phát Hoa Kỳ, tăng lãi suất BOE và biến động của thị trường chủ chốt.
• Các ETF cơ cấu danh mục và HĐTL đáo hạn.
• Ngày 12/9, Chỉ số sản xuất công nghiệp, GDP m/m của Anh. 13/9, Tỷ lệ thất nghiệp Anh; Cuộc họp các Bộ trưởng tài chính Châu ÂU; CPI Hoa Kỳ. 14/9, CPI Anh và Pháp; Chỉ số sản xuất công nghiệp EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 15/9, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Lãi suất và chính sách tiền tệ Anh; Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp và đơn xin trợ cấp cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 16/9, Doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ Trung Quốc, Anh; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.