Tiêu đề Tuần 38_ Nợ công tại Việt Nam và một số vấn đề liên quan_220919
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 19/09/2022
Số trang : 16
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 2122 Kb
Tải về: 963
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Nhà đầu tư thận trọng, thanh khoản xuống thấp
VN-Index giảm tiếp 1.1% trong tuần biến động trước thông tin tiêu cực từ quốc tế, ETF cơ cấu và HĐTL đáo hạn. Mặc dù mức độ giảm điểm chưa bằng một nửa so tuần trước nhưng độ rộng giảm vẫn áp đảo với 16/19 ngành và cổ phiếu giảm gấp 2.2 lần số cổ phiếu tăng. Các ngành dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản, ô tô và phụ tùng có mức giảm từ 2%-3%. Trong những phiên giảm mạnh, lực cầu bắt đáy vẫn khá tốt tuy nhiên tâm lý thận trọng kéo theo thanh khoản rất thấp ở những phiên hồi phục. Diễn biến thị trường sẽ còn giằng co quanh 1,240 điểm trong tuần tới và không loại trừ vẫn có những phiên biến động lớn trước thông tin quốc tế quan trọng công bố. Quan điểm thận trọng tiếp tục duy trì và NĐT tiếp tục theo dõi và chỉ gia tăng tỷ trọng tại các phiên rung lắc mạnh. 
Hội nghị ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều nhận định lạc quan các chuyên gia trong và ngoài nước. Chính phủ phấn đấu GDP đạt 7.5%, lạm phát dưới 4% năm 2020 và giải ngân vốn đầu tư NSNN hàng năm đạt 95%-100% kế hoạch. Đại diện WB, IMF, ADB, UNDP, JICA cũng đánh giá cao Việt Nam ổn định vĩ mô và tăng trưởng cao. Các chuyên gia quốc tế cũng đưa ra một số khuyến nghị như cẩn trọng chính sách tiền tệ và tăng cường chính sách tài khóa; sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ tăng trưởng, tăng cường nền tài chính quốc gia và xử lý nợ xấu; hỗ trợ thị trường lao động bền vững; đẩy mạnh chuyển đổi số, minh bạch giữa các chủ thể tham gia thị trường và chính sách phát triển nông thôn. Hội nghị đánh giá thực trạng nền kinh tế và tìm kiếm các giải pháp ổn định và tạo động lực tăng trưởng trong giai đoạn tới.
 
TTCK THẾ GIỚI
Báo cáo lạm phát Hoa Kỳ tháng 8 gây rúng động các thị trường thế giới
TTCK Hoa Kỳ và các nước phát triển đồng loạt giảm trên 2% sau báo cáo lạm phát Hoa kỳ công bố. TTCK Châu Á cũng giảm trên 1%, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với mức giảm 3.3%. Phản ứng tiêu cực cũng diễn ra trên các thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Chỉ số hàng hóa Bcom giảm thêm 1.6%, mức giảm ghi nhận ở nhiều mặt hàng do lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. USD Index tăng trở lại 1% sau một tuần suy yếu. Nhìn chung thị trường đang nhìn nhận theo hướng lạm phát có thể lan rộng và mất thời gian kiểm soát và sẽ kéo theo chính sách tăng lãi suất còn tiếp tục kéo dài. Trong tuần tới, NHTW FED, BOJ, BOE sẽ công bố chính sách tiền tệ và các thị trường vẫn còn biến động khó lường.  
Lạm phát tháng 8 của Hoa Kỳ tăng 0.1% so tháng trước và tăng 8.3% yoy ngay khi giá xăng giảm mạnh. Chỉ số thực phẩm và chi phí nhà ở; Dịch vụ y tế, giá xe hơi tăng từ 0-.7% - 0.8% trong khi giá tăng giảm 5%. Kết quả này bất ngờ so với dự báo các chuyên gia đều kỳ vọng lạm phát giảm 0.1% và chỉ tăng 8% so cùng kỳ. Thông tin lạm phát cũng làm thay đổi dự báo khả năng FED, mặc dù đa số dự báo mức tăng lãi suất 0.75%, nhưng đã xuất hiện nhận định FED tăng 1%. Tâm lý tiêu cực bao trùm thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, tiền kỹ thuật số. Lợi suất trái phiếu CP Hoa Kỳ kỳ hạn 2 năm tăng 0.13% lên mức 3.7%, duy trì trên đường kỳ hạn 10 năm ở mức 3.4%. FED, NHTW Nhật Bản, Anh và Thụy sĩ sẽ công bố chính sách tiền tệ vào tuần tới.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Chính sách tiền tệ của FED, BOE, BOJ và biến động của thị trường chủ chốt.
• Sửa đổi nghị định 153 về phát hành riêng lẻ trái phiếu.
• Ngày 20/9, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; CPI Canada. 21/9, Doanh thu bán nhà qua sử dụng và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ. 22/9, Kỳ họp chính sách lãi suất tháng 9 của FED; Biên bản chính sách tiền tệ Nhật bản; Lãi suất và chính sách tiền tệ Thụy Sĩ và Anh; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 23/9, PMI Anh, EU và Hoa Kỳ; Doanh thu bán lẻ Canada.