Tiêu đề Tuần 40_Cân bằng ngắn hạn, thị trường có cơ hội hình thành vùng tích lũy trên 1,100 điểm _221003
Loại báo cáo Báo cáo tuần
Nguồn BSC
Chi tiết Ngày : 02/10/2022
Số trang : 11
Ngôn ngữ : Tiếng Việt
Dạng tệp : .PDF
Kích thước : 1941 Kb
Tải về: 544
Tải về
Bình chọn (Bạn phải đăng nhập để bình chọn)
Tóm tắt

TTCK VIỆT NAM

Thị trường tiếp đà giảm mạnh khi thông tin tiêu cực ngấm dần
Diễn biến tiêu cực của TTCK thế giới, khối ngoại bán ròng và lãi suất huy động các bank tăng nhanh ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và diễn biến TTCK tuần qua. VN-Index giảm mạnh 5.9%, cùng với mức giảm điểm trên diện rộng 346/400 cổ phiếu và 19/19 ngành giảm điểm. Các ngành Dầu khí, Hóa chất, VLXD và Bán lẻ tăng nhẹ hoặc giảm ít thời gian qua lại có mức giảm từ 8% - 11%. Thị trường mất trụ từ cổ phiếu lớn như VIC, VHM, MSN giảm sâu, bị cuốn vào làn sóng giảm điểm và áp lực giải chấp ở một số đầu CTCK. Dù vậy, tín hiệu hồi phục tích cực trong phiên cuối tuần đang mang lại kỳ vọng về đà giảm chậm lại và VN-Index có cơ hội hình thành vùng tích lũy trên 1,100 điểm trong tuần tới.
Báo cáo GSO cho thấy tăng trưởng GDP khá ấn tượng, theo đó GDP quý III tăng 13.67% giúp cho GDP 9 tháng đạt 8.83%, mức cao nhất trong 10 năm qua. Tăng trưởng lĩnh vực công nghiệp 9 tháng tăng 9.63% yoy và tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 21% yoy là động chính cho mức tăng trưởng. Dù vậy mức tăng đột biến cũng nhờ mặt bằng thấp trong năm 2021, thời điểm nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh. Vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng tăng 12.5% yoy. Thu ngân sách tăng 22% yoy, CPI bình quân 9 tháng tăng 2.73% và xuất siêu 6.5 tỷ USD. FED tăng mạnh lãi suất kéo USD Index tăng 3.45% yoy. Kinh tế - xã hội Việt nam 9 tháng đạt kết quả tích cực tuy nhiên sức ép ổn định tỷ giá vẫn khá mạnh và cũng là một trong những lý do khiến SBV tăng lãi suất vào cuối tuần trước.
 
TTCK THẾ GIỚI
S&P 500 lập đáy mới kể từ 2020 trước nỗi lo suy thoái và FED tăng lãi suất
Các chỉ số TTCK Hoa Kỳ giảm tiếp gần 3% trong tuần. Chỉ số S&P 500 giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2020. Thị trường các nước Châu Âu và khu vực cũng đồng loạt giảm điểm theo diễn biến TTCK Hoa Kỳ trước áp lực tăng lãi suất và triển vọng tăng trưởng kinh tế tiêu cực. Chỉ số hàng hóa phục hồi với mức tăng 0.9%, dẫn đầu mức tăng đến từ giá dầu và các mặt hàng kim loại. Trong tuần qua giá đầu hồi phục nhờ USD suy yếu, bão đổ bộ vào vùng vịnh Mexico và dự trữ dầu thô Mỹ bất ngờ giảm. OPEC+ nhóm họp 5/10 với đề xuất cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày từ Nga cung là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu. Sau nhiều tuần tăng giá, USD Index giảm 1.4%, điều này cũng giảm áp lực mất giá đồng nội tệ các nước và hỗ trợ hàng hóa hồi phục. 
Theo World bank, NHTW 80 quốc gia đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tình trạng thắt chặt tiền tệ trên quy mô toàn cầu lan rộng sau 5 thập kỷ khi lạm phát vượt kiểm soát. Lạm phát cao có thể duy trì lâu hơn dự kiến, nền kinh tế toàn cầu sẽ bước vào suy thoái năm 2023 trước khi phục hồi vào năm 2024. OECD cũng nhận định nhiều nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái năm 2023 và sản lượng toàn cầu thấp hơn 2,800 tỷ USD, tương đương quy mô nền kinh tế Pháp. Tăng trưởng khu vực Eurozone giảm từ 3.1% năm nay xuống 0.3% năm 2023 và Hoa Kỳ tăng trưởng 0.5% vào 2023 so với 1.5% năm nay. Lạm phát và USD tăng giá mạnh cũng khiến cho khối nợ các nước mới nổi tăng nhanh theo dữ liệu Viện tài chính quốc tế. Nợ nhóm nước mới nổi tăng từ 250.2% lên mức 252.4% GDP. Tình trạng này đẩy nhiều nước vào tình trạng nguy hiểm, Sri Lanka vỡ nợ đầu năm trong khi Bangladesh, Pakistan đang tìm sự hỗ trợ từ IMF.
 
THÔNG TIN LƯU Ý TUẦN TIẾP THEO
• Diễn biến các thị trường thế giới.
• KQKD quý  III sơ bộ của các công ty niêm yết.
• Ngày 3/10, CPI Thụy Sỹ, PMI của EU, Canada, Anh và Hoa Kỳ. 4/10, Lãi suất và báo cáo tiền tệ Australia; Đơn đặt hàng sản xuất Hoa Kỳ. 5/10, Lãi suất và báo cáo tiền tệ New Zealand; PMI dịch vụ EU; Cuộc họp OPEC; Thay đổi bản lương phi nông nghiệp và PMI dịch vụ Hoa Kỳ. 6/10, Doanh thu bán lẻ, chính sách tiền tệ ECB; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ. 7/10, Tỷ lệ thất nghiệp Canada và Hoa Kỳ.